Chế Độ Nghỉ Phép Theo Bộ Luật Lao Động

Chế Độ Nghỉ Phép Theo Bộ Luật Lao Động

Nghỉ phép (hay nghỉ phép năm hoặc số ngày nghỉ hằng năm) là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho một doanh nghiệp, hay tổ chức. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau.

Quy định chế độ nghỉ phép năm mới nhất

Theo khoản 1, 2 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- Người làm công việc trong điều kiện bình thường: nghỉ 12 ngày làm việc.

- Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày làm việc

- Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày làm việc.

Trường hợp đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Số ngày nghỉ phép năm lúc ngày được tính theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Số ngày được nghỉ phép năm = [(Số ngày nghỉ phép năm + số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên nếu có) /12 tháng] x số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ phép năm.

Bên cạnh đó, số ngày nghỉ phép năm còn tăng thêm theo thâm niên làm việc. Cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 1 ngày (căn cứ Điều 114 Bộ Luật Lao động 2019).

Khi nghỉ phép năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ phép năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Sử dụng người lao động dưới 15 tuổi làm việc ban đêm có bị phạt hay không?

Người dưới 15 tuổi sẽ không giống với người đã trưởng thành, người đã trưởng thành họ là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, họ có thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do luật định và đủ nhận thức, người dưới 18 tuổi chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất. Từ các đặc điểm về sức khỏe và trình độ cũng như nhận thức và các đặc điểm riêng của nhóm người dưới 18 tuổi và để phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các văn bản luật khác nhau lại có cách gọi khác nhau về nhóm người dưới 18 tuổi.

Căn cứ theo quy định tại điều 6 bộ luật lao động quy định cụ thể “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi”. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 quy định “người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Dựa theo hai quy định về độ tuổi này ta thấy độ tuổi của người lao động chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho tới dưới 18 tuổi. Theo đó theo cách đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu người lao động chưa thành niên là một nhóm lao động đặc thù, ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tại sao Bộ luât lao động của nước ta lại cho phép người từ đủ 15 được tha gia vào quan hệ lao động, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân đầu tiên với độ tuổi từ 15 tuổi là độ tuổi được khuyến nghị bởi tổ chức lao động thế giới ILO, họ cho rằng người  từ đủ 15 tuổi có thể tham gia quan hệ lao động trong một số trường hơp.

Nguyên nhân thứ hai mà pháp luật cho phép người từ đủ 15 tuổi  tham gia quan hệ lao động cũng là phù hợp với độ tuổi tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.

Nguyên nhân thứ ba đó là người đủ 15 tuổi là độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, độ tuổi tối thiểu để một cá nhân tham gia học nghề theo quy định pháp luật ( lớn hơn 14 tuổi).

cuối cùng đó chính là nguyên nhân xuất phát từ quan điểm của nhà làm luật từ những kết quả điều tra xã hội học về thể trạng, trí lực, tâm sinh lí của độ tuổi này.

Theo quy định ta thấy đây là một trong những nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2019

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.

Từ chối yêu cầu nghỉ phép năm của người lao động thì có bị phạt không?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ thể như sau:

"Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, khi người sử dụng lao động từ chối yêu cầu nghỉ phép năm của nhân viên không đúng quy định sẽ bị phạt tiền:

- Từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Từ 20 - 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Nghỉ phép năm người lao động có được tạm ứng tiền lương?

Theo khoản 5 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019, khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định.

Căn cứ khoản 3 Điều 101 Bộ Luật Lao động 2019, khi nghỉ phép năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Có được gộp số ngày nghỉ phép hằng năm?

Quy định tại khoản 4, Điều 113, Bộ Luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó:

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.

Thời gian nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp

Độ tuổi lao động tại Việt Nam

Như đã biết với các hợp đồng lao động khi người sử dụng tham gia giao kết hợp đồng lao động với người lao động, ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người sử dụng lao động còn quan tâm đến các điều kiện khác như: độ tuổi, sức khỏe, gia đình…

Các ngành nghề cần sử dụng lao động hiện nay rất đa dạng và với những vị trí công việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc vị trí công việc cần điều kiện cụ thể, do đó người sử dụng lao động cần lưu ý các điều kiện khi tuyển dụng người lao động làm việc vào các vị trí đó

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam theo quy định là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cụ thể.

Như vậy độ tuổi tối thiểu thì pháp luật đã có quy định những về độ tuổi lao động tối đa thì hiện nay pháp luật chưa có quy định mà chỉ có quy định về tuổi nghỉ hưu. Trong trường hợp quá tuổi nghỉ hưu, người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể giao kết hợp động theo quy định pháp luật, khi đó người lao động được gọi là người lao động cao tuổi.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là từ đủ 60 tuổi và với nữ là từ đủ 55 tuổi. Theo quy định mới tại Bộ Luật Lao động năm 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình. Ngoài ra thì từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam theo quy định làm việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được tính trong độ tuổi là 60 tuổi 03 tháng và sau đó cứ mỗi năm tăng lên 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về lao động chưa thành niên tại Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

“1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy căn cứ theo quy định này ta thấy độ tuổi lao động ở Việt Nam thông thường (nếu tính đến đến tuổi nghỉ hưu) tính đến năm 2035 sẽ là từ 15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ, những trường hợp sử dụng người lao động dưới độ tuổi lao động hoặc những đối tượng đã quá tuổi lao động phải tuân theo các quy định về công việc theo Bộ luật Lao động.

Quy định tại Điều 3 Bộ Luật lao động 2012 thì độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến lúc nghỉ hưu. Theo đó độ tuổi lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động đủ độ tuổi lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.

Căn cứ theo những điều đã phân tích như trên chúng ta thấy rằng theo quy định tại Việt Nam độ tuổi lao động sẽ là 15 – 60 tuổi đối với nam và 15 – 55 tuổi đối với nữ. Bên cạnh đó với các trường hợp người lao động làm những công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác thì có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng thời gian nghỉ hưu không quá 05 năm.

Căn cứ dựa theo quy định mới tại Bộ luật lao động 2019 quy định thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong những điều kiện lao động bình thường thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình. Vậy cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 sẽ được nghỉ hưu.

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.