Diện tích: 692,96 km² Dân số: 176.600 người
Các quận huyện khác tại Thái Bình
1. Về vị trí địa lý: - Xã được thành lập năm 1829 gồm 02 làng: Làng Phú Vinh, làng Thượng Kiệm có tổng diện tích tự nhiên 677,34 ha, trong đó diện tích canh tác là 340,15 ha; dân số hiện tại 7.497 khẩu được phân chia thành 11 đơn vị xóm. - Vị trí tiếp giáp: + Phía Đông giáp sông Vạc. + Phía Tây giáp xã Lưu Phương. + Phía Nam giáp xã Kim Tân. + Phía Bắc giáp xã Yên Nhân huyện Yên Mô. 2. Truyền thống, lịch sử: Nhân dân xã Thượng Kiệm rất cần cù lao động, có tinh thần yêu nước nồng nàn, phong trào cách mạng đối với xã Thượng Kiệm đến rất sớm. Năm 1945 nhân dân Thượng Kiệm đã đứng lên phá kho thóc lẫm của Nhật phát cho dân nghèo. Năm 1947 bọn côn đồ Phát Diệm nổi dậy chống phá cách mạng, những bọn côn đồ không giám phá hoại phong trào cách mạng của xã Thượng Kiệm. Nhân dân xã Thượng Kiệm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954 phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân trong xã luôn được phát huy, là đơn vị có cánh đồng 5 tấn/ha đầu tiên của huyện Kim Sơn. Xã Thượng Kiệm rất yêu văn hóa văn nghệ, có đoàn chèo Nam Dân nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Đã được Đài tiếng nói Việt Nam về ghi âm nhiều lần. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Thượng Kiệm đã thành lập được 01 Trung đội trực chiến đánh máy bay Mỹ và đã bắn rơi 02 chiếc máy bay F4H của giặc Mỹ. Năm 1973 được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ luôn được Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện chọn làm điểm công tác xây dựng đảng - xây dựng chính quyền - xây dựng lực lượng dân quân, công an đặc biệt là xây dựng HTX Nông nghiệp theo cơ chế mới. Do có nhiều thành tích đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 1, hạng hai. Đặc biệt năm 2015 được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Xã Thượng Kiệm luôn được sự quan tâm của Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện - Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh - của Trung ương Đảng và Nhà nước: - Năm 1993 được đón đồng chí Đỗ Mười Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam về thăm. - Năm 1999 được đón đồng chí Trần Đức Lương, Chủ tịch nước về thăm. - Năm 2001 được đón đồng chí Trương Quang Được, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Dân vận về thăm. - Năm 2004 được đón đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về thăm. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Thượng Kiệm vẫn phát huy được truyền thống cách mạng, luôn là Đảng bộ vững mạnh, toàn diện. Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị luôn là điểm sáng của huyện Kim Sơn. 3. Tiềm năng, thế mạnh: Xã Thượng Kiệm là một xã nằm trung tâm huyện Kim Sơn, có các cơ quan: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan của Huyện nằm trên địa bàn của xã và có chợ Nam Dân giáp địa bàn của xã, trên bến, dưới thuyền rất thuận tiện cho nhân dân phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân. Ngoài sản xuất nông nghiệp nhân dân còn làm nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến mặt hàng từ nguyên liệu cói, bèo bồng và các dịch vụ buôn bán trên chợ Huyện. 4. Kinh tế - xã hội: * Sản xuất nông nghiệp: Hằng năm luôn xây dựng cơ cấu giống lúa hợp lý, năng suất lúa luôn đạt từ 125 - 130 tạ/ha, sản lượng đạt từ 4800 - 5000 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 650 - 680 kg/người/năm. Giá trị trên 1 ha canh tác năm 2015 đạt 100 triệu/ha, năm 2016 đạt 110 triệu/ha. * Công tác xây dựng nông thôn mới: Xã Thượng Kiệm được Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung đưa vào thực hiện xã xây dựng nông thôn mới tháng 8/2012. Qua rà soát mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí. Qua 02 năm tổ chức thực hiện đến tháng 12/2014 xã Thượng Kiệm được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu “Xã Nông thôn mới năm 2014”. Là một trong hai xã đầu tiên của Huyện được công nhận là xã nông thôn mới. Tổng kinh phí xây dựng nông thôn mới là 144.882 triệu đồng, trong đó ngân sách xã là 14.337 triệu đồng, vốn huy động của nhân dân đóng góp 15.574 triệu đồng và các nguồn vốn huy động khác. * Hoạt động của tiểu thủ công nghiệp: Ngoài thời vụ sản xuất nông nghiệp, nhân dân tiếp tục phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương đó là sản xuất sản phẩm các mặt hàng từ nguyên liệu cói, bèo bồng, có số lao động là trên 50%, có 05 cơ sở tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, hàng năm mỗi cơ sở có doanh thu từ 500 - 800 triệu đồng. Xã có 6/11 xóm được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề cói. Các dịch vụ như thợ mộc, thợ nề, vận tải thủy bộ hàng năm có doanh thu cao. Doanh thu về sản xuất tiểu thủ công nghiệp hàng năm chiếm từ 45 - 50% tổng doanh thu của xã. Năm 2016 chiếm 47% tổng giá trị thu nhập toàn xã. * Về xây dựng cơ bản: Trụ sở làm việc của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa xã đã thi công đưa vào sử dụng năm 2014. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới tháng 12/2014 để tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí mang tính bền vững, xã tiếp tục tổ chức thi công công trình trường Mầm Non khu B với tổng kinh phí là 12 tỷ đồng, công trình 12 phòng học 3 tầng trường THCS và các công trình phụ trợ với tổng kinh phí là 7,5 tỷ đồng. Công trình 8 phòng học trường Tiểu học, các công trình phụ trợ với tổng kinh phí là 3,5 tỷ đồng. Làm mới đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu cống phục vụ sản xuất, vận động nhân dân lắp đặt hệ thống nước sạch tổng kinh phí xây dựng cơ bản trong 3 năm qua là 35 tỷ đồng. * Công tác thu ngân sách: Thu ngân sách hàng năm đạt từ 4,5 đến 5 tỷ đồng. Năm 2016 tổng thu ngân sách là 14.579 triệu. * Lĩnh vực văn hóa xã hội: - Công tác giáo dục: Cả 3 nhà trường đều được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Trường tiểu học được công nhận năm 2011, trường Mầm Non được công nhận năm 2016, trường THCS được công nhận năm 2010. Đặc biệt năm 2016 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, năm 2017 trường Mầm Non được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. - Công tác Y tế: Trạm Y tế luôn làm tốt công tác thường trực tại trạm để khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, luôn thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường nên hàng năm không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra ở địa phương. - Công tác Dân số Kế hoạch hóa Gia đình: Đội ngũ cộng tác viên dân số đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế hằng năm tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đã làm hạn chế người sinh con thứ ba, tỷ lệ phát triển dân số hằng năm giữ ở mức dưới 1%. - Công tác văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao: đến nay có 11/11 xóm được công nhận xóm văn hóa trong đó có 04 xóm được công nhận xóm văn hóa cấp tỉnh, 07 xóm được công nhận xóm văn hóa cấp huyện, cơ quan xã được công nhận cơ quan văn hóa, có 98,2% gia đình dạt chuẩn gia đình văn hóa. Nhà văn hóa xã với 270 chỗ ngồi, 01 sân thể thao của xã nằm ở trung tâm xã với diện tích 13.200m2 phục vụ cho các hoạt động cho thanh thiếu niên trong và ngoài xã đến hoạt động các môn thể thao vui chơi giải trí. Xã có câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền và thường xuyên tham gia giao lưu với xã bạn và tham gia các ngày lễ và đại hội Thể dục thể thao của huyện tổ chức. Câu lạc bộ văn nghệ của xã duy trì và hoạt động sôi nổi thường xuyên phục vụ các ngày lễ, tết. Năm 2017 tham gia hội diễn văn nghệ với Huyện đạt giải A. - Công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội: Trong những năm qua Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội để nâng cao đời sống cho nhân dân nên số hộ nghèo hàng năm giảm, số hộ giàu hằng năm tăng, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7,15% theo tiêu chí đa chiều. Các chính sách xã hội được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, tạo mọi điều kiện cho nhân dân vay vốn từ các ngân hàng để phát triển kinh tế thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. * Lĩnh vực quốc phòng an ninh: - Công tác an ninh: Công an xã duy trì nghiêm túc chế độ thường trực để tuần tra canh gác, tổ chức giao ban hàng tháng để nắm bắt tình hình, ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, xử lý kịp thời các vụ việc trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật, luôn giữ vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Nhiều năm liền được công nhận Công an xã là đơn vị Quyết thắng và được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng nhiều bằng khen. - Công tác quân sự: Ban chỉ huy quân sự xã luôn làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã hằng năm xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác quân sự quốc phòng địa phương, rà soát biên chế xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, xây dựng kế hoạch huấn luyện, tham gia huấn luyện hằng năm đạt loại giỏi. Thường xuyên duy trì chế độ giao ban với Thôn đội trưởng, phối hợp với công an xã để đảm bảo công tác an ninh trật tự trên địa bàn. Công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ hàng năm luôn vượt chỉ tiêu huyện giao. 5. Hệ thống chính trị:
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ, LÃNH ĐẠO UBND XÃ THƯỢNG KIỆM
HUV – BT BCH Đảng bộ - CT HĐND xã
UV BCH Đảng bộ - Trưởng Công an xã
UV BCH Đảng bộ - CHT BCH quân sự xã
UV BCH Đảng bộ - Chủ tịch UBMTTQ VN xã
UV BCH Đảng bộ - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã
UV BCH Đảng bộ - Chủ tịch Hội LHPN xã
UV BCH Đảng bộ - Chủ tịch Hội Nông dân xã
UV BCH Đảng bộ - Bí thư Đoàn TNCS HCM xã
UV BCH Đảng bộ - CC Văn phòng HĐND & UBND xã
UV BCH Đảng bộ - Giám đốc HTX DV tổng hợp nông nghiệp
HUV – BT BCH Đảng bộ - Chủ tịch HĐND xã
UV BTV Đảng ủy – Phó chủ tịch HĐND xã
1. Vị trí địa lý: - Ngày thành lập: ngày 28/11/1993. - Diện tích tự nhiên: 439,74 ha trong đó đất canh tác là 277ha. Hình thái tương đối vuông, có chiều rộng, chiều dài mỗi chiều gần 2km. - Dân số: 4.179 người. - Số xóm: 06. - Vị trí tiếp giáp: + Phía Bắc giáp xã TT Bình Minh. + Phía Đông giáp xã Kim Đông. + Phía Nam giáp đê Bình Minh II. + Phía Tây giáp Đơn vị 279. 2. Truyền thống, lịch sử: Khi mới thành lập đồng đất Kim Trung đang trong thời kỳ khai hoang, phục hóa chủ yếu chỉ trồng cói, trồng lúa một vụ và khai thác thủy sản, nhưng đất nhiễm mặn nặng nên năng suất thấp chỉ đạt 27 tạ/ha. Vì vậy từ năm 2001 toàn bộ diện tích lúa, cói kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản với diện tích 199 ha. Tất cả các đường đều là đường đất đi lại khó khăn thì đến nay với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự đóng góp của nhân dân đã có 38,9 km đường giao thông được nâng cấp, trong đó có 21.435 km bê tông hóa; đặc biệt đê Bình Minh I, II được trung ương đầu tư nâng cấp đổ bê tông mặt đường từ 5-6 m mặt đê giúp cho việc bảo vệ đồng điền, đi lại của người dân thuận lợi. Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện đã giải quyết tưới tiêu cho vùng nuôi trồng thủy sản 277 ha được thuận lợi. Kim Trung là xã có sự góp mặt của nhân dân 56 xã thuộc 07 tỉnh trong cả nước tạo nên nền văn hóa đa dạng nhiều màu sắc. Tuy phải bươn trải với cuộc sống vùng đất mới nhưng người dân ở đây rất hiếu học; số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng cao hàng năm trung bình có 11,12 em thi đỗ với số điểm ngày càng cao. Người dân Kim Trung theo 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Trong đó tỷ lệ dân số theo đạo Thiên chúa chiếm tỷ lệ 52.4 %, trên địa bàn xã có 01 nhà thời xứ và 01 nhà chùa. 3. Tiềm năng, thế mạnh: + Tự nhiên: Là xã ven biển thiên nhiên ưu đãi địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần ra biển, chủ yếu là đất thịt pha cát dày từ 1-1,2 m do phù sa bồi đắp, nhiệt độ trung bình năm 23,4ºC, Chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuận lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm cua. Môi trường sống còn tương đối trong lành, nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế còn chưa được khai thác hết. Trong sản xuất nuôi trồng thủy sản phương thức chính vẫn là quảng canh, quảng canh cải tiến; chưa có nhà máy chế biến thủy sản tại chỗ, biện pháp bảo quản sau thu hoạch chưa cao. + Con người: Do là xã kinh tế mới nên người dân nơi đây mang trong mình ý chí mạnh mẽ của những người đi khai hoang mở đất, khắc phục khó khăn. Cơ cấu dân số trẻ cần cù lao động tạo nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp. + Chế độ, chính sách: Ngoài các chính sách của trung ương, tỉnh và huyện cũng có nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng đề án phát triển vùng kinh tế biển Kim Sơn trong đó có xã Kim Trung tạo cú hích kinh tế về sản xuất và du lịch. 4. Kinh tế - xã hội: * Sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng nông thôn mới: - Sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản 42.10%, Công nghiệp - xây dựng 29.49%, Dịch vụ 28,41%. Trong Nông - Lâm - Thủy sản lĩnh vực sản xuất, nuôi trồng thủy sản là chính. Tổng diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản là 277ha, cơ cấu diện tích nuôi thả tôm sú quảng canh 237,57ha với 12 triệu tôm giống; nuôi tôm thẻ chân trắng 39,43ha với 38,38 triệu con tôm giống. Trong đó: 05 hộ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến với diện tích 2,43ha; 03 hộ nuôi Dự án Việt GAP với diện tích 2ha; còn lại 25,48ha nuôi theo hình thức Công nghiệp (số liệu thống kê năm 2016). - Công tác xây dựng nông thôn mới: Đến nay xã Kim Trung đã phấn đầu hoàn thành được 8/19 tiêu chí. Trong thời gian qua cải tạo nâng cấp đổ bê tông mới 6,1 km đường, trị giá 7,03 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 50%. * Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tận dụng thời gian những lúc nông nhàn phát triển sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; chế biến cói; bèo bồng; dịch vụ cơ khí nhỏ; chế biến lương thực; thực phẩm và các nghề phụ khác thu hút hàng trăm lao động, có doanh thu hàng trăm triệu đồng 1 năm. Hiện nay, ở xã đã có 4 cơ sở gia công vật liệu xây dựng, 41 tổ sản xuất cơ khí sửa chữa nhỏ, mộc nề dân dụng, 6 trạm biến thế với công suất gần 1.000KW, 03 tàu thuyền vận tải, 5 xe con, có 100% hộ sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt. Tổng doanh thu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước 27.460 triệu đồng. * Về xây dựng cơ bản: - Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND đã được xây mới, các trường học, đường giao thông và nhiều công trình phúc lợi công cộng khác với tổng số tiền là 42 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 9,8 tỷ đồng. * Hoạt động Tài chính, tín dụng, thương mại và dịch vụ: Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 4 tỷ đồng đạt 110%, trong đó thu ngân sách trên địa bàn đạt 450 triệu đạt 105%. Hoạt động tín dụng phát triển mạnh, tạo điều kiện về vốn cho nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh xóa đói giảm nghèo. * Lĩnh vực văn hóa - xã hội; - Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và trẻ em + Công tác giáo dục: Trong thời gian qua xã nhà đã tập trung đầu tư nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường với số vốn hàng chục tỷ đồng. + Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Trạm y tế làm tốt khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các đợt tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Hiện nay, đã có 100% nhân dân có thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. + Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em: Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số đã phối kết hợp cùng với ngành y tế đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức khám chữa bệnh. Hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống còn 38,4%. - Công tác văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao: Đến nay đã có 6/6 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến, trong đó có 2/6 khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa cấp huyện (Xóm 1, xóm 4); có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/6 xóm có nhà văn hóa xóm, xã có nhà văn hóa với 200 chỗ ngồi. Hàng năm có trên 25% nhân dân tham gia luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. * Lĩnh vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: - Công tác quốc phòng quân sự địa phương: Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Hằng năm Ủy ban nhân dân xã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức rà soát biên chế lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, thôn đội trưởng có đủ số lượng đảm bảo chất lượng, sẵn sàng huấn luyện, diễn tập đạt kết quả tốt. Về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ cơ bản hoàn thành chỉ tiêu. - Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Đã biên chế đủ lực lượng 6 Công an viên kiêm xóm phó, 3 đồng chí Công an Thường trực thường xuyên tuần tra canh gác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, chủ động phòng chống các loại tội phạm; giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo HĐND và UBND xã:
Ban chấp hành Đảng ủy, lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND xã Kim Trung
Bí thư Đảng bộ xã, Chủ tịch HĐND xã
Phó bí thư TT, Chủ tịch UBND xã
Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã