Vingroup Mở Công Ty Mới 2024 Tại Việt Nam Chưa

Vingroup Mở Công Ty Mới 2024 Tại Việt Nam Chưa

Bất ngờ khi Trung Quốc chưa mở tour đến Việt Nam

Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng I

Vùng I là tập hợp các thành phố lớn và trọng điểm của Việt Nam, đây cũng nơi có nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu lao động tăng và mức sống cao nhất trên cả nước. Vùng I bao gồm những khu vực như sau:

Hiện nay, mức lương cơ sở trung bình của khu vực vùng I khoảng 4.960.000 VND/tháng (mới tăng thêm 280.000 VND). Trong đó, Hà Nội có mức lương cao nhất cả nước với 8.240.000 VND/ tháng. Tỉnh có mức lương thấp nhất là Hải Dương do kinh tế khu vực kém phát triển và thu hút ít vốn đầu tư nước ngoài.

Mức lương công nhân khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2024

Theo khảo sát mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức thu nhập trung bình của công nhân tại các khu công nghiệp Việt Nam năm 2024 dao động khoảng 4.000.000 – 7.500.000 VND/ tháng. So với các năm trước, mức lương đã tăng khoảng 7% phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Đây được xem là kết quả tích cực nhờ nỗ lực điều chỉnh chính sách lương và các biện pháp hỗ trợ công nhân từ Nhà nước.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở tối thiểu của công nhân tại Việt Nam được chia thành 4 vùng. Vùng I có mức lương trung bình là 4.960.000 VND/tháng, vùng II là 4.410.000 VND/ tháng, vùng III là 3.860.000 VND/tháng và vùng IV là 3.450.000 VND/tháng. Mức lương công nhân giữa các vùng có sự chênh lệch rõ rệt về tình hình kinh tế, nhu cầu lao động và chi phí sinh hoạt.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cụm công nghiệp và khu công nghiệp, mặc dù hai mô hình này có sự khác biệt rõ ràng về quy mô và lĩnh vực hoạt động. Cụm công nghiệp thường hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ nhu cầu tại địa phương, còn khu công nghiệp lại tập trung vào các doanh nghiệp lớn với hạ tầng hiện đại và đồng bộ hơn.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai mô hình này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết “khu công nghiệp và cụm công nghiệp”.

Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực Vùng II

So với vùng I, vùng II cũng sở hữu nhiều khu công nghiệp trọng điểm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù mức lương và mức sống thấp hơn ở vùng I, nhưng vùng II vẫn đóng góp đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội cho người lao động. Vùng II bao gồm những tỉnh, thành phố như:

Mức lương cơ sở của khu vực vùng II là 4.410.000 VND/tháng (tăng thêm 250.000 VND so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập cao nhất với mức lương bình quân đạt 7.680.000 VND/tháng – được xem là “Đầu tàu kinh tế”, thành phố tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Cách tính lương công nhân khu công nghiệp

Tính lương cho công nhân được áp dụng theo công thức dưới đây:

Tính lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm = Đơn giá mỗi sản phẩm x Số lượng sản phẩm

Tính lương khoán: Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ sản phẩm hoàn thành

Trong đó, lương công nhân bao gồm lương cơ sở, phúc lợi cơ bản, khoản thưởng theo quy định và các phúc lợi công nhân sẽ được nhận trong 1 tháng. Cụ thể:

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương công nhân trong khu công nghiệp

Các tác nhân chính ảnh hưởng đến mức lương công nhân trong khu công nghiệp bao gồm các yếu tố nội tại doanh nghiệp, yếu tố ngoại cảnh, chi phí sinh hoạt, phát triển kinh tế và một số yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp lương của người lao động. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây:

Yếu tố nội tại doanh nghiệp

Yếu tố nội tại doanh nghiệp là những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của người lao động bao gồm:

Yếu tố ngoại cảnh là những tác động bên ngoài doanh nghiệp, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và mức lương của công nhân, những yếu tố này bao gồm:

Ngoài các yếu tố nội tại và ngoại cảnh, mức lương của công nhân khu công nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng III

Vùng III thường tập trung vào các hoạt động sản xuất công nghiệp với nhu cầu lao động vừa phải và mức lương cơ sở tối thiểu thấp hơn vùng I và vùng II. Vùng III bao gồm những khu vực sau:

So với cùng kỳ năm ngoái, mức lương ở khu vực vùng III là 3.860.000 VND/tháng. Trong đó, các vùng có mức thu nhập thấp thường tập trung ở các tỉnh miền núi như: Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên,… do gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và nhu cầu lao động thấp.

Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng IV

Vùng IV có nền kinh tế hạn chế và mức sống thấp nhất so với các vùng trên cả nước. Nơi đây chủ yếu tập trung vào nông nghiệp và các hoạt động kinh tế cơ bản với nhu cầu lao động thấp. Dù không có sự phát triển mạnh mẽ như 3 vùng trên, vùng IV vẫn đóng vai trò trong việc cân bằng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Vùng IV gồm những khu vực sau:

Vùng IV gồm các địa bàn còn lại, mức lương cơ sở trung bình của các khu vực là 3.450.000 VND/tháng. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung, mức lương ở khu vực này vẫn có sự chênh lệch so với vùng I và vùng II. Điều này phản ánh sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các khu vực.

Ngoài ra, dựa theo vị trí địa lý và đặc điểm riêng của từng ngành công nghiệp, Việt Nam hiện được chia tập trung thành 6 vùng công nghiệp, bao gồm: vùng trung du và miền núi phía Bắc (vùng 1), vùng đồng bằng sông Hồng (vùng 2), vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (vùng 3), vùng Tây Nguyên (vùng 4), vùng Đông Nam Bộ (vùng 5) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (vùng 6). Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “vùng công nghiệp ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, tiềm năng phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp trọng điểm khác nhau của từng vùng.

Các chính sách và quy định mới nhất về lương công nhân trong khu công nghiệp [T8/2024]

Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2024 – 30/06/2024, người lao động làm việc theo hợp đồng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng với mức tăng 6% so với mức lương hiện tại. Chính sách tăng lương này đồng nghĩa với việc đời sống của người lao động sẽ được cải thiện đồng thời doanh nghiệp cũng có thể thu hút nguồn lao động có tay nghề cao.

Theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận đã được chấp thuận bằng cách thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động, trong đó bao gồm:

Các thỏa ước lao động tập thể giúp cải thiện điều kiện làm việc, phúc lợi đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng trong lương thưởng và tạo ra môi trường làm việc tích cực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trên đây Du Long đã giải đáp cho bạn “tất tần tật” về những thông tin liên quan đến mức lương công nhân khu công nghiệp. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức lương ở từng vùng và từng khu vực. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 096.230.5757 hoặc truy cập vào website chính thức của Du Long để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất bạn nhé!

Nhường đất cho doanh nghiệp mở khai trường nhưng chưa được đền bù

Mới đây, ngày 8/9 UBND TP Lào Cai, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Cam Đường đã tổ chức buổi gặp mặt đại điện 28 hộ dân thôn Dạ 1, xã Cam Đường để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khai trường 10 - Công ty Apatit tại thôn Dạ 1, xã Cam Đường, TP Lào Cai từ năm 2004.

Theo đó, năm 2004 UBND TP Lào Cai ra thông báo đến 28 hộ dân trú tại thôn Dạ 1 về việc thu hồi đất để bàn giao Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam.

Theo người dân thôn Dạ 1 (TP Lào Cai), khu vực đất bị thu hồi phục vụ cho việc khai thác quặng của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam được xác định là khai trường 10. Trước khi bị thu hồi để khai thác quặng, khu đất này được người dân sử dụng ổn định để trồng trọt chăn nuôi từ trước năm 1993 và được chính quyền địa phương xác nhận nguồn gốc đất.

Ông Vi Văn Minh (người dân xã Cam Đường, TP Lào Cai) cho biết: “Từ năm 1979 gia đình đã khai phá đất ở khu vực này để phát triển nông nghiệp. Đến năm 1996, chính thức mỏ Apatit vào đây hoạt động mở khai trường. Năm 2004 mới bồi thường ở khu vực này. Trong khi đó đất của những hộ dân ở đây có nguồn gốc từ năm 1980, đã sản xuất ổn định và có xác nhận của chính quyền địa phương”.

Tương tự, ông Hà Văn Tình (người dân xã Cam Đường, TP Lào Cai) cũng cho hay: “Trước đó, đất của 28 hộ dân ở đây không ai tranh chấp, lấn chiếm. Đến năm 2004, mỏ Apatit khai thác nhưng không đền bù về đất dù trước đó đất chúng tôi ở, sản xuất vẫn được cơ quan chính quyền xác nhận”.

Theo người dân địa phương, sau khi kiểm kê đất và các tài sản gắn liền với đất, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam không chấp nhận bồi thường toàn bộ diện tích đất thu hồi mà chỉ bồi thường một phần đất và hoa màu của người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong khi đó, toàn bộ diện tích đất của người dân bị thu hồi đều thoả mãn điều kiện được đền bù tại khoản 7, điều 6, Quyết định số 2101988/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử dụng nhằm mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và ban giải phóng mặt bằng thời điểm đó tiến hành kiểm kê đất và tài sản gắn liền với đất, các hộ dân thôn Dạ 1 đã nộp tất cả các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất.

Chị Hồng (người dân xã Cam Đường, TP Lào Cai) cho biết, “theo chúng tôi tìm hiểu, trong quá trình giải phóng mặt bằng, căn cứ theo Quyết định 210 năm 1998 của UBND tỉnh Lào Cai ghi rất là rõ khi đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có giấy xác nhận của chính quyền địa phương thì người dân được bồi thường theo quy định.

Người dân trong thời điểm đó đã nộp giấy xác nhận đất của chính quyền địa phương, đầy đủ điều kiện được bồi thường. Nhưng tới thời điểm bây giờ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương lại khẳng định là không tìm thấy giấy tờ nên không bồi thường” - chị Hồng cho hay.

Trong các văn bản giấy tờ mà người dân còn giữ lại được cho thấy Quyết định số 935 ngày 14/9/2004 của Chủ tịch UBND TX Lào Cai về việc phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại di chuyển giải phóng mặt bằng công trình khai trường 10 đã thể hiện rõ nguồn gốc đất của các hộ dân.

Cụ thể mục ghi chú, phần phụ lục kèm theo của Quyết định số 935 thể hiện rõ nguồn gốc đất bị thu hồi đều được người dân sử dụng ổn định từ trước năm 1988 và có xác nhận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi thực hiện hỗ trợ bồi thường cho người dân thôn Dạ 1, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đã không thực hiện chi trả đúng theo diện tích kiểm kê và phê duyệt trong quyết định này.

Để làm rõ, PV Báo Đại Đoàn Kết đã liên hệ làm việc với UBND tỉnh Lào Cai thông qua văn phòng với UBND tỉnh nhưng đến nay qua nhiều tháng vẫn chưa nhận được lịch sắp xếp trao đổi. Qua điện thoại, đại diện văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Sự việc bắt đầu từ năm 2004, đến nay đã là 18 năm. Tỉnh Lào Cai cũng đã có văn bản yêu cầu TP Lào Cai và Sở Tài nguyên & Môi trường báo cáo. Còn hiện nay UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản, yêu cầu TP Lào Cai và Sở Tài nguyên & Môi trường báo cáo UBND tỉnh” - vị này nói.

Trước đó, tại kết luận số 3238/KL-TTCP về việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2015 của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ: “UBND tỉnh Lào Cai đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản và giao đất tại 13 dự án, diện tích vượt so với quy hoạch là 196,77ha vào đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp và các loại đất khác và có 11 dự án khai thác khoáng sản nằm ngoài quy hoạch với diện tích 65,41ha”.

Kết luận nêu rõ, đối với Công ty Apatit Việt Nam, một số khai trường đã khai thác nhiều năm, nhưng đến thời điểm thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa thực hiện cắm mốc giới tại một số khu vực khai thác, vi phạm Điều 52 Luật Khoáng sản năm 2010. Nghiêm trọng hơn, Công ty Apatit Việt Nam vẫn khai thác quặng apatit tại một số khai trường khi giấy phép khai thác đã hết thời hạn. Việc cấp phép khai thác chồng lấn và vượt quy hoạch cho Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (gọi tắt là Công ty Apatit Việt Nam) đã khiến cho nhiều người dân lao đao và mất đất sản xuất. Nhiều nội dung chưa được xử lý dứt điểm, cả ở UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên & Môi trường, thậm chí chưa có báo cáo thực hiện.