Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Đông Nam Bộ

Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Đông Nam Bộ

Tài nguyên du lịch được xem là một trong những tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy và phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch cành phong phú, đa dạng thì càng có sức hút đối với du khách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm tài nguyên du lịch là gì? Tầm quan trọng và phân loại tài nguyên du lịch. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm tài nguyên du lịch là gì?

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch (Tourism resources) đã được đưa ra:

Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc, tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có khả năng thu hút và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch,  có thể sử dụng cho ngành du lịch nhằm mục đích sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

Pirojnik nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người. Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.

Còn tại Việt Nam, theo Khoản 4, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm  2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”

Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra được nhận định tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã, đang và sẽ được khai thác và sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

➢ Kho đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ Du lịch

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:

Theo điều 13 luật Du lịch, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các nhân tố gắn liền với tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các nhân tố gắn liền con người và xã hội. Cụ thể:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch. Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

#1 Tài nguyên địa hình – địa chất - địa mạo

Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người. Nó được hình thành từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Trong hoạt động du lịch, địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác. Các dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển các hoạt động du lịch nổi bật như: địa hình đồng bằng, miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển.

Tài nguyên khí hậu được xác định nhằm mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời. Khi khai thác tài nguyên khí hậu, ta cần đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người. Thông thường, những khu vực có khí hậu ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người sẽ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn làm nơi nghỉ ngơi.

Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Trong đó, nước mặt bao gồm đại dương, biển, suối, thác nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng rất thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật có khả năng sử dụng nhằm mục đích phát triển du lịch. Trong hoạt động du lịch, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặt biệt do tính đa dạng sinh học, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch nghỉ dưỡng...

Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, để được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, các loại tài nguyên này cần thỏa mãn điều kiện có sức hấp dẫn với du khách và có khả năng khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường. Cũng theo Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

#1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn thực chất là các di sản văn hóa (bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia, các công trình đương đại…) hấp dẫn khách du lịch có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

#2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Ngược lại với tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm tài nguyên du lịch là gì, đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào công việc học tập và cuộc sống.

Tài nguyên du lịch được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, điểm du lịch ở các địa phương hoặc quốc gia.

Tổng quan về tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 thì Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần.

Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:

Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Hai là: phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.

Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.

Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. (Nguồn: LV)