Báo mạng điện tử chất lượng cao
Review chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách
Nếu bạn ước mơ trở thành MC, biên tập viên nổi tiếng trên các đài truyền hình thì hãy đến với chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé! Nhưng bạn có biết rằng chuyên ngành này của học viện có tỷ lệ chọi đầu vào rất cao không? Vậy làm sao để đỗ vào chuyên ngành Báo truyền hình đây? Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Chuyên ngành Báo truyền hình nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách (Nguồn: Internet)
Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình
Một đặc điểm mà mọi người thường đánh giá cao về sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi. Nhờ vậy, ngay khi còn là sinh viên nhiều bạn đã có cơ hội làm việc trong các báo, đài truyền hình, đài phát thanh
Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ra trường chuyên ngành Báo truyền hình (Nguồn: Internet)
Khi ra trường sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành có cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi rất khắt khe về mọi mặt từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân đến ngoại hình. Nên dù đây là ngành cực hấp dẫn đối với giới trẻ thì các bạn cũng cần phải nỗ lực rất nhiều để đạt được vị trí công việc như mong muốn. Vì vậy, người trong ngành thường đùa vui “nghề này nhiều niềm vui mà cũng lắm thử thách”.
Các vị trí cụ thể các bạn sẽ làm khi ra trường gồm:
Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường chuyên ngành Báo truyền hình cũng khá hấp dẫn đó nhé, khoảng 8 – 10 triệu đồng. Với các bạn có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn mức lương có thể từ 14 – 30 triệu đồng. Thực sự đây là nghề có mức lương đáng mong ước của các bạn trẻ ngày nay đúng không nào?
Trên đây là review thực tế về chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với những chia sẻ trong bài viết, mình hy vọng rằng đã giúp các bạn học sinh giải đáp được những thắc mắc về chuyên ngành này, để tự tin chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi đầu vào cũng như công việc sau này. Chúc các bạn thành công!
Là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam hiện nay đào tạo chuyên ngành Truyền thông Đại chúng, Học viện hàng năm luôn nhận được nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh và các em học sinh về ngành, đặc biệt là điểm chuẩn. Để giải đáp vấn đề này, Tiến sĩ Lê Thu Hà, Phó viện trưởng Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ với phóng viên về quan điểm của cô đối với vấn đề này.
Bức tranh tổng quan về điểm chuẩn
Được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2018, ngành Truyền thông Đại chúng đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Điểm chuẩn của ngành qua từng năm cũng có sự tăng nhẹ, thể hiện qua các phương thức xét tuyển.
Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nhằm giải đáp những câu hỏi xoay quanh về xu hướng điểm chuẩn những năm gần đây, phóng viên đã có buổi gặp gỡ với TS Lê Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chủ đề này.
Phóng viên (PV): Thưa cô, lý do chính khiến điểm chuẩn ngành truyền thông đại chúng luôn có sự tăng nhẹ so với năm trước là gì ạ?
TS Lê Thu Hà: Như các em có thể thấy, ngành truyền thông đại chúng hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là trong thị trường lao động trẻ. Các bạn sinh viên, thậm chí là các bạn sinh viên năm nhất cũng vẫn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, và khi ra trường tỷ lệ sinh viên đi theo ngành truyền thông rất nhiều. Đồng thời trong bối cảnh chuyển đổi số, và nhất là thời gian vừa rồi sau khi chúng ta trải qua đại dịch covid, mọi người cũng nhận ra một điều rằng, rất nhiều ngành nghề có thể bị ảnh hưởng, nhưng riêng ngành truyền thông lại có những cơ hội phát triển rất tốt. Chính vì thế, điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng tăng một phần cũng do phụ huynh và học sinh thấy được tiềm năng mà ngành đem lại cho tương lai con em mình.
Một số ngành nghề sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng.
TS Lê Thu Hà cũng cho rằng: “Sinh viên ngành truyền thông nói chung và ngành Truyền thông Đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong mỗi lần xét tuyển đều thể hiện được sự phát triển về năng lực và điểm số. Có rất nhiều gương mặt điển hình của ngành và của viện đã gặt đã hái nhiều giải thưởng, thành tích lớn, điều đó khẳng định chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như bản sắc, đặc thù riêng của sinh viên Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền."
Sinh viên Nguyễn Bá Khải lớp TTĐC K39 A1 - Đoạt giải A tại lễ trao giải Thắp Sáng.
Điểm chuẩn năm 2023 liệu có tăng?
Nhận định về điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng năm 2023, theo TS Lê Thu Hà, việc dự đoán là không dễ dàng, bởi điểm chuẩn của mỗi năm đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là đối với các phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp. Song, khi hỏi về dự đoán riêng của cô, TS Lê Thu Hà cho rằng điểm chuẩn của ngành năm nay sẽ ít nhất bằng với số điểm của năm trước, và có thể sẽ tăng nhẹ.
Việc nhìn nhận tổng quan về điểm chuẩn sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh đặt ra mục tiêu điểm số và lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp. Kỳ thi THPTQG đã sắp tới gần, chúc các em học sinh đạt được kết quả cao, hoàn thành mục tiêu trở thành sinh viên K43 Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sáng 23.8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm trúng tuyển các ngành, chuyên ngành tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức xét tuyển.
Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay theo thang điểm 30 là Truyền thông đa phương tiện với 28,68 điểm ở mã tổ hợp C15; tiếp đó là ngành Lịch sử với 28,56 điểm ở tổ hợp C00 và C19.
Mức điểm trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo từng ngành, chuyên ngành cụ thể như sau:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT từ ngày 24.8 đến trước 17h ngày 8.9. Thí sinh chỉ nhận được Giấy báo nhập học sau khi đã hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ.
Thí sinh làm thủ tục nhập học trực tiếp tại Học viện vào ngày 9.9. Sinh viên khoá mới bắt đầu thực hiện kế hoạch học tập năm học 2023-2024 từ ngày 11.9.
Học viện có thể xét tuyển đợt bổ sung theo phương thức xét tuyển căn cứ theo kết quả thi tốt nghiệp THPT nếu số thí sinh nhập học chưa đủ chỉ tiêu.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền cao nhất là 28,25
Theo thông báo điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024, ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm trúng tuyển cao nhất, là 28,25 điểm.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40.
Ở thang 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Theo sau là ngành Truyền thông đại chúng, cũng ở tổ hợp này, với 28,05.
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy 24,68 tại tổ hợp A16 (Toán, Văn và Khoa học Tự nhiên), thấp nhất trong thang này. Các ngành khác gần như không dưới 25.
Với thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 38,12 tại ngành Lịch sử, tổ hợp C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử). Ngôn ngữ Anh, tổ hợp D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) thấp nhất với 34,7.
Học viện Phụ nữ Việt Nam công bố điểm chuẩn
Theo thông báo điểm trúng tuyển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, 7 trong số 11 ngành có điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên. Điểm chuẩn tăng mạnh nhất là ngành Công tác xã hội, tăng 6 điểm so với năm ngoái.
Theo đó, Ngành Truyền thông đa phương tiện có mức điểm chuẩn cao nhất trong số các ngành học tại Học viện. Điểm chuẩn của ngành này tăng từ 24.75 lên 25.75 đối với tổ hợp A00, A01 và D01, và đạt 26 điểm với tổ hợp C00. Đây là ngành học có tính cạnh tranh cao, đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông số.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng ghi nhận mức tăng điểm mạnh, từ 23.25 lên 25.25 điểm.
Ngành Tâm lý học cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, từ 21.25 lên 24.5 điểm. Đây là ngành học đang trở nên rất "hot" trong những năm gần đây do nhu cầu về các chuyên gia tâm lý ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều áp lực về tinh thần và tâm lý.
Ngành Quản trị kinh doanh, so với 2023, năm 2024, điểm chuẩn của ngành này tăng từ 23 lên 24 đối với các tổ hợp A00, A01 và D01, và từ 24 lên 25 đối với tổ hợp C00.
Ngành Luật và Luật kinh tế là hai ngành có mức tăng điểm chuẩn rất ấn tượng. Cụ thể, ngành Luật đã tăng từ 21.5 lên 24.25 điểm, và ngành Luật kinh tế từ 21 lên 24.5 điểm.
So với năm 2023, ngành Kinh tế có mức tăng điểm từ 22 lên 23 đối với tổ hợp A00, A01 và D01, và từ 23 lên 24 đối với tổ hợp C00.
Điểm chuẩn năm 2024 của ngành Công tác xã hội có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, từ 16.25 lên 22.25 điểm.
Ngành Công nghệ thông tin ghi nhận mức tăng từ 18.5 lên 20.5 điểm.
Trường Đại học Giao thông vận tải công bố điểm chuẩn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT với mức cao hơn năm ngoái. Cụ thể:
Năm 2024, Trường Đại học Giao thông vận tải tuyển 6.000 sinh viên. Trường sử dụng các phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ, điểm kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội và thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, xét kết hợp chứng chỉ IELTS và học bạ.
Trường Đại học Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào 26 ngành học năm 2024 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành ngôn ngữ Trung Quốc lấy điểm chuẩn cao nhất, với 35,80 điểm. Tiếp đến là các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản... Thấp nhất trong nhóm ngành ngôn ngữ của trường này là ngôn ngữ Ý (điểm trung bình 7,62 điểm/môn trong tổ hợp xét tuyển).
Cụ thể, điểm chuẩn vào 26 ngành của Trường Đại học Hà Nội như sau:
Tối 17/8, Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp.
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2024 từ 22,85 đến 28,85, cao nhất ở ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Dẫn đầu là ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00 với 28,85 điểm, tăng 1,49 điểm so với năm ngoái. Theo sau là ngành Luật, cũng ở tổ hợp này, với 28,15 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 như sau:
Năm 2024, trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) tuyển 2.500 chỉ tiêu bằng 4 phương thức, gồm: xét tuyển xét tuyển thẳng; xét các thí sinh dự thi vòng tháng, quý, năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia; xét học bạ; dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, gần 2.400 chỉ tiêu dành cho hai phương thức cuối. Với xét học bạ, trường đã công bố điểm chuẩn là từ 22,51 đến 30, đã bao gồm điểm ưu tiên, khuyến khích.
Trường ĐH Mở Hà Nội đã có thông báo về điểm trúng tuyển đợt 1 đại học chính quy năm 2024.
Theo đó, thí sinh có tổng điểm thi 3 môn bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (điểm xét tuyển) từ mức điểm trúng tuyển trở lên thuộc diện trúng tuyển.
Tiêu chí phụ chỉ áp dụng đối với những thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển. Những thí sinh có điểm xét tuyển lớn hơn điểm trúng tuyển không phải áp dụng tiêu chí phụ.
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 19 đến 26,05
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có điểm chuẩn cao nhất Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI). Với 26,05 điểm, ngành này soán ngôi đầu vào cao nhất của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (25,89). Đây là tổng điểm thi tốt nghiệp 3 môn theo tổ hợp, cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Công nghệ kỹ thuật môi trường và Công nghệ kỹ thuật môi trường, cùng lấy 19 điểm, bằng mức thấp nhất của năm ngoái. Các ngành còn lại đều trên 20.
Năm 2024, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.650 sinh viên, tăng 150 so với năm ngoái. Trong 6 phương thức tuyển sinh, nhóm xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 65% tổng chỉ tiêu.
Đại học Đà Nẵng vừa công bố điểm chuẩn năm 2024 của các trường đại học thành viên. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Sư phạm Lịch sử với 28,13 điểm. Điểm cao tiếp theo là ngành Công nghệ thông tin, Thiết kế vi mạch bán dẫn, Trí tuệ nhân tạo.
Cụ thể, tại Trường ĐH Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), điểm chuẩn cao nhất là ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo với 27,11 điểm. Tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), điểm chuẩn cao nhất là ngành Kinh doanh quốc tế với 27 điểm.
Ngành Sư phạm Lịch sử là ngành có điểm cao nhất của Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) và cũng là điểm chuẩn cao nhất trong tất cả 9 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng với 28,13 điểm. Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Công nghệ kỹ thuật điện tử-viễn thông (chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn) với 23,55 điểm.
Còn Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn, điểm chuẩn cao nhất là ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính- chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn với 27 điểm.
Theo công bố chiều 17/8, điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từ 26,73 đến 29,1. Ba ngành trên 29 điểm gồm Báo chí, Quan hệ công chúng và Hàn Quốc. Ngành Quan hệ công chúng có điểm cao nhất - 29,1 ở khối C00 (Văn, Sử, Địa). Mức này cao hơn năm ngoái 0,32 điểm.
Hai ngành Hàn Quốc học và Báo chí có điểm chuẩn lần lượt là 29,05 và 29,03. Các ngành còn lại lấy đầu vào phổ biến khoảng 27,38 - 28,83 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2024:
Năm học 2024-2025, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 2.300 sinh viên cho 28 ngành đào tạo, bằng 6 phương thức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!