Bạn có thể sử dụng một đồng hồ hẹn giờ online miễn phí thông qua máy tính trên bất kì trình duyệt nào. Bạn cũng có thể truy cập mạng internet để sử dụng công cụ này mà không cần tải về bất kì một ứng dụng nào cả. Đây là cách dễ nhất để đặt một đồng hồ hẹn giờ trực tuyến.
Làm thế nào để đặt một đồng hồ hẹn giờ online?
Đồng hồ hẹn giờ rất dễ sử dụng, và bạn có thể khởi động nó bằng cách thực hiện các bước đơn giản:
Để đặt nhiều đồng hồ hẹn giờ hơn, hãy mở một cửa sổ trình duyệt mới và lặp lại các bước ở trên.
Đồng hồ Hẹn giờ Đếm ngược Online có hoạt động khi thiết bị đang ở chế độ ngủ không?
Không, không có loại đồng hồ hẹn giờ đếm ngược online nào hoạt động khi máy tính của bạn đang ở chế độ chờ hoặc chế độ ngủ.
Đồng hồ Hẹn giờ Đếm ngược Online hoạt động như thế nào?
Sau khi đặt đồng hồ hẹn giờ, đồng hồ hẹn giờ của bạn sẽ bắt đầu đếm ngược. Trên màn hình, bạn có thể kiểm tra thời gian đến giờ hẹn còn lại bao nhiêu và thời gian hẹn giờ kết thúc vào lúc nào thông qua đồng hồ kỹ thuật số. Cũng giống như đồng hồ bấm giờ, một thanh tiến trình sẽ xuất hiện để cho biết tỷ lệ thời gian đã được đếm ngược. Sau khi hoàn thành, âm thanh báo động mà bạn đã chọn sẽ vang lên. Hãy đảm bảo rằng bạn đẫ bật âm trên máy tính để có thể nghe được âm thanh báo động.
Trong khi đồng hồ hẹn giờ đang chạy, bạn có thể:
Khi (các) đồng hồ hẹn giờ của bạn bạn đang chạy, một bảng liệt kê sẽ xuất hiện dưới mục Dữ liệu hẹn giờ.
Bảng này sẽ cho bạn biết tên, thời lượng và dấu thời gian của các đồng hồ hẹn giờ mà bạn đã đặt. Để lưu dữ liệu, hãy nhấn vào nút Xuất dưới dạng tệp CSV.
Giới thiệu Đồng Hồ Hẹn Giờ Nấu Ăn, Đồng Hồ Đếm Ngược Nhắc Giờ Học Bài
Đồng Hồ Hẹn Giờ Nấu Ăn, Đồng Hồ Đếm Ngược Nhắc Giờ Học Bài - BEYOU
Bạn là người bận rộn, người không kiểm soát được thời gian biểu, người hay quên những buổi gặp mặt quan trọng, vậy thì hãy để Đồng Hồ Đếm Ngược Đồng Hồ Nấu Ăn nhắc nhở bạn Đồng hồ đếm giây sẽ nhắc nhở bạn sau khi hết thời gian được ấn định Đồng hồ giúp ích cho các đầu bếp hẹn giờ nấu thức ăn, hỗ trợ hẹn giờ học bài, hẹn giờ đắp mặt nạ. Thiết kế nhỏ gọn & sử dụng đơn giản (chỉ có 3 nút bấm); đồng hồ hẹn giờ nấu ăn bỏ túi giúp các bạn nội trợ có thể ấn định thời gian nhắc nhở khi kho thịt, hầm xương, nấu lẩ & thoải mái làm việc khác mà không bao giờ bị quên
️Thông tin sản phẩm:- Thời gian hẹn tối đa 99phút59giây- Chất liệu: nhựa ABS cao cấp- Màn hình hiển thị: LCD sắc nét- Kích thước: 64*57*18mm- Có giá đỡ, nam châm hít, móc treo- Sử dụng pin AAA ( kèm theo)
#đồnghồhẹngiờ #donghohengio #donghonauan #donghohengionauan #donghodemnguoc #donghotinhgiay #đồng_hồ_hẹn_giờ #đồng_hồ_nấu_ăn #đông_hồ_đếm_ngược
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Sản phẩm này là tài sản cá nhân được bán bởi Nhà Bán Hàng Cá Nhân và không thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT. Do đó hoá đơn VAT không được cung cấp trong trường hợp này.
©2024 iStockphoto LP. Thiết kế iStock là nhãn hiệu của iStockphoto LP.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Bài 1 (trang 27 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát tranh rồi đọc giờ trên mỗi đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3, số 6, số 12.
Bài 2 (trang 27 SGK Toán 2 tập 2)
Xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
a) Khi đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút thì kim giờ (kim màu xanh) chỉ qua số 7 một chút, kim phút (kim màu đỏ) chỉ vào số 3.
b) Khi đồng hồ chỉ 6 giờ thì kim giờ (kim màu xanh) chỉ vào số 6, kim phút (kim màu đỏ) chỉ vào số 12.
c) Khi đồng hồ chỉ 9 giờ 30 phút thì kim giờ (kim màu xanh) chỉ vào giữa số 9 và số 10, kim phút (kim màu đỏ) chỉ vào số 6.
Bài 1 (trang 28 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát tranh rồi đọc giờ trên đồng hồ kim hoặc đồng hồ điện tử và mô tả hoạt động Mai làm vào thời gian đó.
• Hình 1: Mai thức dậy lúc 7 giờ.
• Hình 2: Mai đánh răng (hoặc làm vệ sinh cá nhân) lúc 7 giờ 15 phút.
• Hình 3: Mai tập thể dục lúc 7 giờ rưỡi.
• Hình 4: Mai ăn sáng lúc 8 giờ.
• Hình 5: Mai rửa bát lúc 9 giờ.
• Hình 6: Mai chơi trò chơi lúc 9 giờ 15 phút.
• Hình 7: Mai dắt chó đi dạo lúc 16 giờ 30 phút (hay 4 giờ rưỡi chiều).
• Hình 8: Mai học bài lúc 20 giờ (hay 8 giờ 15 phút tối).
• Hình 9: Mai đi ngủ lúc 21 giờ (hay 9 giờ tối).
Bài 2 (trang 29 SGK Toán 2 tập 2)
Mỗi bức tranh phù hợp với đồng hồ nào?
Quan sát tranh, xác định các buổi trong ngày rồi nối với giờ được hiển thị trên đồng hồ điện tử.
Bài 3 (trang 29 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát tranh, đọc giờ trên đồng hồ rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4 (trang 29 SGK Toán 2 tập 2)
a) Mỗi ngày em ngủ khoảng 9 .?.
b) Nam đi từ nhà đến trường khoảng 15 .?.
c) Một tiết học của chúng em khoảng 35 .?.
Học sinh tự ước lượng thời gian để thực hiện các hoạt động đã cho rồi điền “giờ” hay “phút” thích hợp vào chỗ chấm.
a) Mỗi ngày em ngủ khoảng 9 giờ.
b) Nam đi từ nhà đến trường khoảng 15 phút.
c) Một tiết học của chúng em khoảng 35 phút.
Bài 5 (trang 30 SGK Toán 2 tập 2)
Đúng giờ, sớm hay muộn giờ (trễ giờ)?
Quan sát tranh ta thấy cô giáo hẹn các bạn có mặt tại trường lúc 7 giờ, do đó:
- Các bạn có mặt lúc 7 giờ là đúng giờ.
- Các bạn có mặt trước 7 giờ là đến sớm.
- Các bạn có mặt sau 7 giờ là muộn giờ (trễ giờ).
Quan sát tranh ta thấy cô giáo hẹn các bạn có mặt tại trường lúc 7 giờ.
Hai bạn ở tranh thứ nhất có mặt tại trường lúc 6 giờ 30 phút (hay 6 giờ rưỡi), do đó hai bạn đến sớm.
Hai bạn ở tranh thứ nhất có mặt tại trường lúc 7 giờ 15 phút, do đó hai bạn đến muộn giờ (trễ giờ).
Hai bạn ở tranh thứ ba có mặt tại trường lúc 7 giờ, do đó hai bạn đến đúng giờ.
Vui học (trang 30 SGK Toán 2 tập 2)
Đi từ A đến B, đường nào ngắn hơn?
Quan sát tranh rồi đếm xem độ dài mỗi đoạn đường bằng bao nhiêu lần cạnh ô vuông nhỏ, sau đó so sánh để tìm đường đi ngắn hơn.
Quan sát tranh ta thấy độ dài đường đi màu đỏ bằng 6 lần cạnh ô vuông nhỏ; đường đi màu xanh bằng 6 lần cạnh ô vuông nhỏ.
Vậy hai quãng đường màu xanh và màu đỏ dài bằng nhau.
Tùy chỉnh màn hình chính yêu cầu cài đặt ứng dụng
Trước khi được đôi vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi, chị Kim Hoa Gouguet (31 tuổi, tên khai sinh Nguyễn Thị Kim Hoa) là con út trong một gia đình có 7 người con ở Bình Dương.
Nhà nghèo lại đông con, chị em Kim Hoa không đủ cơm ăn, áo mặc. Khi Kim Hoa tròn 1 tuổi, mẹ chị lâm bệnh nên gia đình càng thêm túng quẫn. Thấy vậy, có người khuyên bố mẹ chị đem cho 2 đứa con nhỏ nhất.
Ban đầu, mẹ chị Hoa một mực từ chối. Nhưng khi được chồng khuyên là để các con có cuộc sống tốt hơn, bà cắn răng đồng ý. Sau cùng, Kim Hoa và chị gái Kim Huyền được đưa đến một cơ sở nuôi trẻ mồ côi ở quận Bình Thạnh, TPHCM.
Ba tháng sau, chị được cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và đưa về sinh sống tại Machecoul, miền Tây nước Pháp. Hai năm sau, ông bà nhận thêm một người con nuôi gốc Việt khác.
Chị kể: “Tôi luôn biết mình được nhận nuôi nhưng vẫn có tuổi thơ ngọt ngào, hạnh phúc. Cha mẹ nuôi là những người đặc biệt. Họ yêu thương tôi, cũng biết ơn bố mẹ ruột và quê hương của tôi. Bố mẹ luôn muốn tôi biết về nguồn gốc của mình.
Bố mẹ nuôi luôn nói với tôi rằng, Việt Nam là một đất nước tuyệt vời. Chỉ tiếc là khi ấy, quê hương tôi còn nghèo, bố mẹ ruột không thể nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho tôi. Đó là lý do bố mẹ ruột quyết định cho tôi đi làm con nuôi.
Nhưng nỗi đau của bố mẹ ruột đã đem lại hạnh phúc cho bố mẹ nuôi và cả tôi nữa. Vì thế, tôi chưa bao giờ hờn trách bố mẹ ruột đã bỏ rơi mình”.
Năm 12 tuổi, bố mẹ nuôi giục chị Kim Hoa lên kế hoạch tìm lại bố mẹ ruột. Chị từ chối vì cảm thấy chưa sẵn sàng. Dù vậy, hai người vẫn đưa con gái về Việt Nam.
Trong các chuyến về lại cố hương, chị Kim Hoa đều tìm đến nơi mình từng được chăm sóc trước khi đến Pháp. Dù vậy, chị vẫn chưa vội lên kế hoạch tìm kiếm cha mẹ ruột vì sợ thất bại.
Năm 2023, chị Kim Hoa trải qua nhiều khó khăn trong công việc dẫn đến trầm cảm. Để vượt qua bệnh tật, chị quyết định tổ chức chuyến du lịch về Việt Nam cho cả gia đình gồm chồng con và bố mẹ chồng vào tháng 2/2024.
Lần trở về này, chị Kim Hoa bí mật lên kế hoạch tìm kiếm bố mẹ ruột. Chị không cho bố mẹ nuôi biết kế hoạch của mình, vì sợ ông bà thất vọng nếu cuộc tìm kiếm không có kết quả tốt.
Trước khi sang Việt Nam, chị dành 2 tuần để nghiên cứu hồ sơ nhận con nuôi của bố mẹ mình ngày trước. Đây là lần đầu tiên chị biết tên tuổi bố mẹ ruột của mình.
Chị ngắm nhìn bức ảnh chụp lại cảnh đôi vợ chồng đứng cùng 7 đứa con người Việt mà chị được một nữ tu cung cấp từ năm 10 tuổi.
Chị kể: "Sau khi nhận nuôi tôi, bố mẹ nuôi vẫn giữ liên lạc với cơ sở nuôi trẻ mồ côi, nơi tôi từng được chăm sóc. Khi tôi 10 tuổi, có một nữ tu người Việt sang Pháp. Người này đến thăm và tặng cho bố mẹ tôi bức ảnh này.
Khi tặng tấm ảnh, nữ tu cho rằng rất có thể những người trong tấm hình là bố mẹ, anh, chị em ruột của của tôi. Tôi luôn giữ bức ảnh này.
20 năm qua, nó luôn được đặt trên bàn trong phòng ngủ của tôi. Mỗi lần nhìn vào bức ảnh, tôi có một cảm giác rất đặc biệt dù không biết diễn tả nó như thế nào”.
Nhớ lời nữ tu năm xưa, chị Kim Hoa chụp lại tấm ảnh, chuyển nó cho một người bạn mới quen người Việt Nam. Khi xem bức ảnh, người này cho biết cơ hội tìm thấy bố mẹ ruột của chị Kim Hoa rất khả quan.
Sau đó, chị Kim Hoa cùng gia đình sang Việt Nam, đến TPHCM gặp gỡ những người bạn có lòng tốt muốn giúp mình tìm lại gia đình. Một ngày sau khi gặp, các thông tin, hình ảnh, video về việc chị Kim Hoa muốn tìm bố mẹ ruột xuất hiện trên mạng xã hội, báo chí.
Chỉ 2 tiếng sau khi tấm ảnh chụp đôi vợ chồng cùng 7 đứa con được đăng tải lên mạng, nhóm người giúp chị Kim Hoa đã nhận về kết quả vượt mong đợi. Họ tìm thấy cặp vợ chồng rất có thể là bố mẹ ruột của chị Kim Hoa.
Chị kể: “Lúc đang lên máy bay để trở về Pháp, tôi nhận được cuộc điện thoại của người bạn thông báo: 'Kim Hoa, chúng tôi tìm thấy bố mẹ cậu rồi'. Tôi không dám tin. Tim tôi đập thình thịch.
Cô ấy đề nghị tôi ở lại Việt Nam đến đoàn tụ với bố mẹ ruột. Nhưng vì nhiều lý do, tôi không thể. Thế là tôi lên máy bay, lòng nặng trĩu, đầy nghi ngờ, bất an nhưng cũng tràn ngập niềm vui”.
Đến Pháp, chị Kim Hoa bất ngờ khi biết rằng tại Việt Nam, gia đình ruột thịt dưới sự hỗ trợ của một số người đang chờ đợi mình qua hình thức gọi trực tuyến. Chị rưng rưng xúc động khi nhận ra mình có đến 6 anh chị em.
Thông qua màn hình, chị gặp gỡ bố ruột là ông Nguyễn Văn Bang, mẹ ruột là bà Thân Thị Nga cùng anh chị và 11 đứa cháu của mình. Cũng trong lần gặp này, chị hứa sẽ tìm bằng được chị ruột Kim Huyền, người cũng được cho làm con nuôi.
Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, ngày 7/5, chị Kim Hoa đã tìm được chị ruột của mình. Hiện, chị Kim Huyền, 34 tuổi, đã lập gia đình, có con và đang sinh sống gần thành phố Orléans, Pháp, cách nhà chị Kim Hoa khoảng 4 giờ lái xe.
Cuối tháng 7, chị Kim Hoa cùng chồng con, bố mẹ nuôi trở lại Việt Nam để đoàn tụ với gia đình ruột thịt. Nhóm người từ TPHCM tìm về ngôi nhà nhỏ của ông Bang, bà Nga tại thị trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo, Bình Dương).
Khi gặp lại nhau sau 30 năm xa cách, các thành viên giữa 2 gia đình Việt - Pháp ôm chầm lấy nhau trong nước mắt tuôn trào. Chị Kim Hoa và bố mẹ ruột nhận nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.
Chị chia sẻ: “Cho đến lúc này, tôi cũng không biết dùng từ ngữ nào để diễn tả được những gì mình đã cảm nhận vào hôm đoàn tụ gia đình sau 30 năm thất lạc.
Tôi có một niềm vui vô bờ bến, xen lẫn chút cảm giác xa lạ. Tôi cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho mình dù chưa từng gặp nhau suốt 30 năm qua.
Sau niềm vui, hạnh phúc tột cùng, khoảng trống trong trái tim, tâm hồn của tôi đã được lấp đầy. Cuộc gặp gỡ thật kỳ diệu và diễn ra như một phép màu.
Từ câu chuyện của mình, tôi mong rằng những bậc cha mẹ nhận con nuôi hãy cho con biết về nguồn cội, quê hương của mình.
Những bạn được nhận nuôi ở nước ngoài có ý định tìm lại bố mẹ ruột thì đừng bao giờ tuyệt vọng. Nếu bạn ở nước ngoài, trước tiên hãy tìm hiểu về quê hương, nguồn cội của mình.
Sau đó, hãy tạo kết nối với người dân, chính quyền nơi mình được sinh ra và đồng hành cùng những người bạn có thể tin cậy tại đây. Cuối cùng, hãy tận dụng phương tiện truyền thông, mạng xã hội trong việc tìm kiếm”, chị nói thêm.
Khi biết mình bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Loanne Jeunet đau đớn đến mức trầm cảm. Để chữa lành nỗi đau tâm hồn, cô gái Pháp mong ước gặp lại mẹ ruột dù chỉ một lần.
Cầm chặt tấm ảnh cũ, họa sĩ Rémy Gastambide tin đó sẽ là phép màu giúp anh tìm mẹ. Anh chưa bao giờ ngừng hy vọng, mong có một ngày gặp lại mẹ dù chỉ là bia mộ.
Một lần, khi cả gia đình cùng ngồi xem lại những bức hình chụp Đình Đông hồi nhỏ, họ chợt nhận ra, trong hàng chục tấm ảnh có một tấm ghi dãy số giống như số điện thoại.