Ngành Công nghệ Ô tô điện là ngành học chuyên sâu về lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa điện, điện lạnh và điều khiển điện tử trên ô tô. Ngành này cung cấp những kiến thức chuyên sâu về các hệ thống đặc thù trên ô tô sử dụng năng lượng điện, đồng thời trang bị khả năng lập luận kỹ thuật. Nhờ đó, giúp người làm nghề thuận tiện trong việc kiểm tra, phân tích và đưa ra những chẩn đoán chính xác hư hỏng trên xe để thực hiện sửa chữa, cũng như lắp ráp, chế tạo xe.
Học ngành Công nghệ ô tô điện ở HUTECH có gì khác biệt?
Là một trong những cơ sở uy tín về chất lượng đào tạo, HUTECH tự tin trang bị cho sinh viên theo học ngành Công nghệ ô tô điện những kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành về cơ khí ô tô - máy động lực, hệ thống đặc thù trên ô tô sử dụng năng lượng điện,... Tất cả đều được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Song song đó, HUTECH cũng thường xuyên tổ chức các buổi trải nghiệm, thực tập, kiến tập cho sinh viên ngay từ năm nhất. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trải nghiệm rất nhiều chuyến tham quan tại các doanh nghiệp, công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ ô tô điện. Từ đó, người học sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế, cũng như trao đổi cùng các chuyên gia để học hỏi thêm kinh nghiệm cho mình, định hướng công việc trong tương lai tốt hơn.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện tay nghề thông qua các buổi workshop, hội thảo,... do trường tổ chức. Đồng hành cùng các sự kiện là các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực Ô tô điện, mang đến góc nhìn đa chiều, giúp sinh viên tự tin định hướng công việc trong tương lai.
Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ ô tô điện sau khi tốt nghiệp
Ngành Công nghệ ô tô điện là gì? Tốt nghiệp nhận bằng gì?
Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ ô tô điện HUTECH là tạo ra nguồn nhân lực tiềm năng cho xu hướng công nghệ mới, hướng đến cuộc sống xanh thân thiện với môi trường hiện nay. Đến với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, và còn có nhiều cơ hội rèn luyện tay nghề trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:
Kiến thức đại cương: Vật lý điện từ, Lý thuyết ô tô, Tư duy thiết kế dự án,...
Kiến thức chuyên ngành: Phương tiện giao thông nhiên liệu sạch; Hệ thống điện - điện tử ô tô; Hybrid và Fuel Cell; Hệ thống điều khiển tự động,...
Sau khi hoàn thành chương trình học với thời gian đào tạo 04 năm, sinh viên ngành Công nghệ ô tô điện sẽ được cấp bằng Kỹ sư do Trường Đại học Công nghệ TP.HCM cấp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, được học lên các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại HUTECH và các trường ĐH trong, ngoài nước.
Chi tiết chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô điện tại HUTECH, xem TẠI ĐÂY
Xem thêm>> Thời gian học ngành Công nghệ ô tô điện trong bao lâu?>> Học ngành Công nghệ ô tô điện thực hành, thực tập ở đâu?
Xét học bạ ngành Công nghệ ô tô điện sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Học ngành Công nghệ ô tô điện cần tố chất gì?
Ngành Công nghệ ô tô điện sinh ra là dành cho bạn nếu bạn hội tụ đầy đủ những tố chất sau đây:
Yêu thích công nghệ, đặc biệt là công nghệ ô tô: Đây là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có phù hợp với ngành Công nghệ ô tô điện hay không. Bởi lẽ, để theo đuổi bất cứ một công việc gì đều cần có niềm đam mê, từ đó bạn mới có thể đồng hành lâu dài được.
Tư duy logic và tư duy sáng tạo tốt: Khả năng tư duy logic, sáng tạo sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng độc đáo mang dấu ấn của bản thân, và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Thích khám phá, nhạy bén với cái mới: Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, bạn phải luôn cập nhật những thông tin mới, đón đầu xu thế và nắm bắt nhanh chóng những đổi thay trong công nghệ để có những dự đoán, phân tích, và đưa ra kết luận chính xác nhất trong công việc.
Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực, không ngại khó: Đây là 1 trong những điều kiện bổ sung không chỉ riêng với ngành Công nghệ ô tô điện, bởi nó giúp bạn vượt qua khó khăn và gặt hái nhiều thành công sau mỗi chặng đường.
Xem thêm:>> Để xét tuyển ngành Công nghệ ô tô điện cần học tốt môn nào?
Các phương thức xét tuyển ngành Công nghệ ô tô điện?
Năm 2025, HUTECH dự kiến tuyển sinh ngành Công nghệ ô tô điện theo 04 phương thức. Thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc cả 4 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 . Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do HUTECH quy định.
Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT Phương thức 2: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12
. Tốt nghiệp THPT . Tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá đầu vào Đại học V-SAT năm 2025 do Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) tổ chức.
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định.
Phương thức 4: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2025 của ĐHQG TP.HCM
. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. (Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Lưu ý:* Danh mục tổ hợp xét tuyển sẽ được cập nhật sau khi có văn bản hướng dẫn tuyển sinh chính thức của Bộ GD&ĐT đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. * Các ngành Sức khỏe xét tuyển học bạ theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nổi bật với môi trường học tập năng động, đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao giàu kinh nghiệm, đa dạng các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật, mạng lưới liên kết hợp tác doanh nghiệp rộng khắp…HUTECH trở thành địa chỉ đào tạo được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh tin tưởng lựa chọn để gửi trao tương lai, trong nhiều năm vừa qua. Năm 2025, HUTECH xét tuyển trình độ Đại học chính quy cho 63 ngành đào tạo theo 04 phương thức. Trong đó, Xét học bạ là phương thức thu hút sự quan tâm của phần lớn thí sinh, với những ưu điểm nổi trội: Có nhiều đợt xét tuyển, hồ sơ đơn giản, giảm áp lực thi cử và tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học. HUTECH dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 06/01/2025. Đăng ký TẠI ĐÂY
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Công nghệ sản xuất ô tô đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và đời sống. Hiểu rõ về xu hướng và ứng dụng của công nghệ này sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh về ngành sản xuất ô tô hiện nay.
Tổng quan về công nghệ sản xuất ô tô
Công nghệ sản xuất ô tô là tập hợp các phương pháp, quy trình và thiết bị được sử dụng để tạo ra các sản phẩm ô tô. Quá trình sản xuất ô tô thông thường bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ thiết kế ban đầu đến gia công cơ bản, lắp ráp và kiểm tra chất lượng.
Tầm quan trọng của công nghệ sản xuất ô tô trong đời sống
Vai trò quan trọng của sản xuất ô tô
Ngành công nghiệp ô tô là một nguồn thu nhập lớn cho nhiều quốc gia, tạo ra việc làm và đóng góp vào GDP.
Sự phát triển trong công nghệ sản xuất ô tô cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, chẳng hạn như công nghiệp vật liệu, điện tử và dịch vụ kỹ thuật.
Xem thêm: Công nghiệp ô tô 4.0 cùng sự đổi mới của công nghệ ô tô
Xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất ô tô
Đây là hai xu hướng chính trong quá trình sản xuất ô tô, mang lại nhiều lợi ích về năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Công nghệ tự động hóa sử dụng điều khiển số và quy trình sản xuất tự động.
Điều khiển số được sử dụng để tự động hóa các quy trình sản xuất. Nó giúp quản lý và kiểm soát các thiết bị và máy móc trong dây chuyền sản xuất ô tô.
Tự động hóa và robot hóa sản xuất
Các dây chuyền robot được sử dụng để thực hiện các công việc như lắp ráp, hàn và kiểm tra chất lượng. Chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ lặp lại một cách chính xác và nhanh chóng.
Xem thêm: Những điều cần biết về các nhà máy sản xuất & lắp ráp ô tô tại Việt Nam
Sản xuất ô tô áp dụng công nghệ thông minh và số hóa để cải thiện hiệu suất, chất lượng, và linh hoạt.
Một số công nghệ đang phổ biến đó là IoT (Internet of Things) - cảm biến và thiết bị thông minh được tích hợp trên dây chuyền sản xuất, trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất kỹ thuật số 3D, xưởng sản xuất thông minh…
Ô tô điện đóng vai trò thiết yếu trong bối cảnh bảo vệ môi trường, giảm lượng chất thải ra bên ngoài.
Công nghệ sản xuất ô tô điện đặt trọng tâm vào việc phát triển và lắp ráp các hệ thống động cơ điện, pin, và hệ thống quản lý năng lượng.
Ô tô tự lái sử dụng hệ thống điện tự lái. Công nghệ này sử dụng cảm biến, radar, camera và hệ thống điều khiển để hỗ trợ lái xe và có thể đưa ô tô vào chế độ tự lái trong một số tình huống.
Sử dụng vật liệu mới và thân thiện với môi trường
Những vật liệu mới và thân thiện với môi trường giúp giảm tác động tiêu thụ nguồn tài nguyên, giảm lượng khí thải và chất thải, cũng như tăng cường tính năng an toàn và hiệu suất của ô tô.
Các vật liệu thân thiện với môi trường đó bao gồm vật liệu tự nhiên và tái sinh (gỗ tự nhiên, tái sinh nỉ…), kim loại nhẹ (nhôm, thép…), vật liệu có thể tái chế (các hợp chất carbon, nhựa tái chế…) và các loại vật liệu khác.
Ô tô cá nhân hóa sử dụng công nghệ kết hợp cho phép người dùng tùy chỉnh và cá nhân hóa ô tô của họ thông qua các tùy chọn về thiết kế nội ngoại thất, tính năng, và công nghệ giải trí.
Sử dụng mô hình sản xuất Just-in-time bao gồm các quy trình sản xuất linh hoạt giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm lượng tồn kho, từ đó giảm chi phí và tăng tính linh hoạt.
Ngoài ra, công nghệ in 3D và mô hình 3D được sử dụng để sản xuất các bộ phận ô tô theo yêu cầu, giảm thời gian và chi phí sản xuất.
Xem thêm: Công nghệ CNC: Cuộc cách mạng sản xuất và tự động hóa
Công nghệ sản xuất ô tô không chỉ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và sự phát triển của xã hội.
Bài viết đã cung cấp các công nghệ sản xuất ô tô cũng như xu hướng và ứng dụng của chúng. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về chúng trong thị trường ô tô hiện nay.
Không giống như hầu hết các mẫu xe ô tô điện (EV) sử dụng công nghệ điện áp 400 Volt, một số ít EV hiện nay như Hyundai Ioniq 5, Kia EV6 và Porsche Taycan đang được trang bị điện áp 800 Volt (Ảnh: Automotive News).
Xe điện hiện chỉ chiếm khoảng 1/10 thị trường toàn cầu. Song các nhà sản xuất ô tô đang chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo với nhiều thay đổi như trang bị pin thể rắn, động cơ thông lượng hướng trục (động cơ bánh xe), cùng với hệ thống điện áp 800 Volt hứa hẹn sẽ giảm một nửa thời gian sạc, giảm kích thước, chi phí sản xuất pin và tăng hệ thống truyền động hiệu quả.
Các nhà cung cấp linh kiện xe điện cho biết vào cuối thập kỷ này, công nghệ điện áp 800 Volt trên xe điện sẽ thống trị ngành công nghiệp ô tô không phát thải, đặc biệt khi ngày càng có nhiều nền tảng chạy điện chuyên dụng như E-GMP của Hyundai hay PPE của Tập đoàn Volkswagen.
Công ty GKN hiện đang cung cấp các linh kiện cho việc lắp đặt công nghệ 800 Volt như trục điện tử, hướng tới mục tiêu sản xuất hàng loạt công nghệ này trên xe điện vào năm 2025.
"Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ trở thành xu hướng chủ đạo và Hyundai đã chứng minh rằng nó có thể cạnh tranh về giá cả", Giám đốc công ty cho biết.
Người đứng đầu bộ phận điện tử, công suất đổi mới của công ty Vitesco, Alexander Reich chia sẻ: "Công nghệ điện áp 800 Volt sẽ là bước tiếp theo trong sự phát triển của xe điện chạy bằng pin".
Hiện công ty này đã đạt được các hợp đồng lớn cho các linh kiện hỗ trợ việc sử dụng công nghệ mới này, bao gồm cung cấp biến tần cho nền tảng E-GMP của Hyundai, nhà sản xuất ô tô lớn ở Bắc Mỹ và động cơ điện cho hãng xe điện hàng đầu ở Trung Quốc.
Cùng với đó, công nghệ 800 Volt trên ô tô điện đã được Harry Husted, Giám đốc Kỹ thuật của công ty BorgWarner (Mỹ) chia sẻ rằng, lĩnh vực mới trên xe điện đã phát triển nhanh hơn dự kiến và chúng tôi đang nhận thấy rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng.
Theo các chuyên gia, lợi thế của công nghệ 800 Volt trên xe điện là rất nhiều, do chúng có thể cung cấp cùng một lượng điện năng song ở mức dòng điện thấp hơn.
Reich chia sẻ: "Bằng cách tăng gấp đôi điện áp và có cùng dòng điện, sẽ có được năng lượng gấp hai lần năng lượng của một chiếc xe".
Lợi ích chính của công nghệ này là thời gian sạc nhanh hơn khoảng 50% cho cùng một gói pin. Do đó, thành phần quan trọng và đắt tiền này có thể được làm nhỏ hơn, giảm trọng lượng tổng thể giúp tăng hiệu suất ô tô điện.
Một ưu điểm khác của công nghệ điện áp 800 Volt sẽ giúp các nhà sản xuất cũng không cần thiết để thiết kế các mẫu xe điện có phạm vi hoạt động 1.000 km nếu thời gian sạc đủ nhanh hay giúp giảm vấn đề tài chính trong việc sản xuất cáp sạc và dây dẫn khi chúng có thể được làm nhỏ và nhẹ hơn do nguồn cấp điện thấp hơn.
Bên cạnh đó, năng lượng mất đi ít mang lại phạm vi hoạt động tối ưu cho xe điện, cải thiện hiệu suất nhờ trọng lượng xe giảm do các gói pin được thiết kế nhỏ hơn và không cần nhiều hệ thống điều hòa nhiệt phức tạp để đảm bảo pin hoạt động ở nhiệt độ tối ưu.
Mặt khác, khi kết hợp với công nghệ vi mạch silicon cacbua mới nổi, hệ thống điện áp 800 volt có thể tăng hiệu suất hệ thống truyền lực lên đến 5%. Những con chip như vậy mất ít năng lượng hơn khi chuyển mạch, và đặc biệt hiệu quả cho việc phanh tái tạo năng lượng.
Các nhà cung cấp cho biết, do các chip cacbua silicon mới sử dụng ít silicon tinh khiết hơn, chi phí có thể giảm xuống và nhiều chip hơn có thể được cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô Volt đang rơi vào cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng kéo dài.
Một khó khăn trong việc chuyển sang công nghệ điện áp 800 Volt chính là cơ sở hạ tầng, do hầu hết các trạm sạc hiện nay dựa trên hệ thống 400 Volt, song các mẫu xe sử dụng kiến trúc 800 Volt được các chuyên gia cho rằng vẫn là một lợi thế do công nghệ này sẽ giúp thời gian sạc pin nhanh hơn rất nhiều.
Châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng của công nghệ điện áp mới
Ionity là sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất ô tô với một số điểm sạc đường cao tốc 800 Volt, 350 kW. Otmar Scharrer, Phó Chủ tịch cấp cao về công nghệ và hệ thống truyền động điện tại ZF cho biết: "Một bộ sạc 350 kW có thời gian sạc từ 5 đến 7 phút cho 100 km, nó giống như khoảng thời gian nghỉ giải lao của tài xế".
Theo một báo cáo gần đây từ Porsche, mất khoảng 80 phút để tăng thêm 250 km phạm vi hoạt động ở một trạm 400 Volt, 50 kW. Thời gian đó giảm xuống một nửa, chỉ còn 40 phút ở một trạm sạc 800 Volt, 100 kW.
Porsche cho biết, nếu các phích cắm sạc trong tình trạng tối ưu, cộng thêm chi phí, trọng lượng và độ phức tạp của nó thì thời gian đó có thể giảm xuống còn 30 phút.
Việc chuyển đổi sang điện áp cao hơn là điều không thể tránh khỏi trong nhiệm vụ đạt được thời gian sạc trong thời gian mong muốn. Nó có thể đạt được thời gian sạc khoảng 15 phút với sạc 800 Volt, nhà sản xuất ô tô này cho biết.
Mẫu concept A6 Avant E-tron của hãng Audi, dựa trên kiến trúc PPE tương tự như Taycan, có thể nạp đủ năng lượng chỉ trong 10 phút tại một trạm sạc nhanh để lái xe khoảng 186 km.
Thời gian sạc nhanh đồng nghĩa với việc không còn cần đến những gói pin lớn để loại bỏ nỗi lo về phạm vi hoạt động của ô tô điện. Các nhà sản xuất ô tô có thể chọn để được hưởng lợi từ việc sạc nhanh hơn với cùng một bộ pin.
Song với việc xe điện vẫn chưa có giá thành tương đương với xe sử dụng ô tô đốt trong, pin nhỏ có thể là lựa chọn tốt hơn.
Theo quan điểm của Otmar Scharrer, kích thước pin lý tưởng cho một chiếc xe điện là 55 kWh, hãng xe Hyundai đã thành công với thời gian sạc từ 5 đến 80 % trong 10 phút. Đó là một thách thức khá lớn, nhưng nó đã thành công trong phòng thí nghiệm.
Ông cho biết thêm rằng, sự kết hợp của sạc 800 Volt, cả trong ô tô điện và cơ sở hạ tầng, cũng như các chip cải tiến có thể biến điều đó thành hiện thực.
Nếu công nghệ 800 Volt thực sự vượt trội và không thể tránh khỏi trong tương lai ngành công nghiệp xe điện, thì một câu hỏi tại sao gần như tất cả các xe điện vẫn dựa trên hệ thống 400 Volt, bao gồm cả các mẫu xe của Tesla và Volkswagen.
Các chuyên gia tin rằng câu trả lời một phần nằm ở sự tiện lợi và tiền lệ. Cơ sở hạ tầng sạc 400 Volt đã tồn tại khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tung ra xe hybrid và ô tô thuần điện.
Và làn sóng EV đầu tiên xây dựng dựa trên các thành phần được phát triển cho plug-in hybrid, với điện áp 400 Volt.
Porsche đã tập trung vào hiệu suất hơn là tính thực dụng, đây là một trong những hãng xe tiên phong trong hệ thống 800 Volt.
Song các nhà cung cấp cho biết chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi có thêm nhiều chiếc EV 800 Volt khác được tung ra thị trường. Dù còn tồn tại một số thách thức kỹ thuật, nhưng các thành phần cần được nghiên cứu và phát triển.
Nhiều hãng xe như Volvo, Polestar, Stellantis và General Motors đã nói rằng, các mẫu xe trong tương lai sẽ sử dụng công nghệ này.
Volkswagen Group đang lên kế hoạch cho một loạt các mẫu xe của hãng dựa trên nền tảng PPE, bao gồm Macan mới và một dòng xe dựa trên mẫu concept A6 Avant E-tron.
Nhiều nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ chuyển sang kiến trúc 800 Volt, bao gồm XPeng, Nio, Li Auto và BYD, cũng như Lotus thuộc sở hữu của Geely, vừa giới thiệu mẫu SUV Eletre sắp ra mắt.