Đã gần 1 tuần trôi qua nhưng cái chết thương tâm của hai vợ chồng anh Danh Mạnh và đứa con 4 tuổi ở ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) vẫn còn làm nhiều người rơi nước mắt. Anh Mạnh là ngư dân nên thường xuyên vắng nhà, vợ ở nhà ai kêu gì làm nấy. Là phụ nữ xa chồng, vợ anh dễ xao lòng trước những lời ngọt ngào của người đàn ông khác nên sinh chuyện. Một lần đang đi biển, như có linh tính không yên, anh Mạnh quay ngược trở về nhà.
Nỗi lo có nên cho chồng đi làm xa không
Nỗi lo lớn nhất của việc có nên cho chồng đi làm xa chính là sợ chồng “ăn vụng” bên ngoài. Dẫu lúc còn gần kề thì nhiều chị em đã nơm nớp lo lắng chồng ngoại tình thì cho chồng đi làm xa quả là “cực hình”.
Ở xa nhau thì chỉ một phút chạnh lòng vì cô đơn, thiếu thốn tình cảm, vì một chút tham lam mà có thể người ta sẽ thả mình sa ngã dễ dàng hơn.
Nghi ngờ, ghen tuông, giận hờn là cách nhanh nhất để giết chết một mối quan hệ. Hiển nhiên, nếu bạn cảm thấy nỗi sợ này quá lớn, không thể chịu được thì cũng không sai.
Chỉ là nếu vậy thì có thể chọn hành động ngăn nỗi sợ hoặc để nỗi sợ này tiếp tục chi phối các hành động của mình. Ví dụ bạn sợ chồng ngoại tình nhưng càng sợ kinh tế gia đình eo hẹp không chăm lo được cho tương lai con cái thì có thể cân nhắc cho chồng đi làm xa.
Cô đơn, tủi phận khi chồng đi làm xa
Có nên cho chồng đi làm xa trong khi nỗi cô đơn, tủi phận khi nhìn thấy bạn bè có chồng săn sóc, đưa đón, vỗ về cũng không hiếm.
Khoảng cách địa lý khiến nhiều cử chỉ quan tâm tưởng như nhỏ nhặt cũng trở thành chuyện bất khả cầu. Những lời an ủi, những cuộc gọi chỉ phần nào xoa dịu được tinh thần vợ mà thôi.
Dựa vào đâu để cân nhắc có nên cho chồng đi làm xa
Tưởng chừng như không thể có ai cho chồng đi làm xa được bởi có quá nhiều nỗi lo sợ, bất an.
Thực tế, phần nhiều chúng ta lo lắng quá mức và bị chính viễn cảnh mình vẽ nên đó dọa mình hãi hùng trong khi mọi chuyện vẫn đâu còn có đó. Vậy nên, để xem xét có nên cho chồng đi làm xa không thì hãy cân nhắc các yếu tố sau:
Vất vả vì phải một mình lo toan
Đời sống vợ chồng vốn trọng hai chữ “cùng nhau”. Nhiều công việc đã được phân chia để cùng nhau chăm sóc cho tổ ấm. Ai cũng có việc phải làm nhưng một khi chồng đi xa thì không ít việc lớn nhỏ đều sẽ đổ lên vai người vợ. Khi không có chồng bên cạnh thì chuyện chị em mệt mỏi và vất vả hơn là rất bình thường.
Xem thêm: Những yếu tố tạo nên công thức vợ chồng hạnh phúc
Đặc biệt nếu nhà có con nhỏ thì càng có nhiều việc mà một mình vợ khó lòng xoay xở. Con ốm sốt, nhà cửa hỏng hóc, thời tiết ẩm ương… Hơn nữa việc nuôi dạy con cái tốt nhất vẫn cần có cả cha lẫn mẹ tham gia để trẻ nhận được đầy đủ tình yêu, sự quan tâm.
Tất cả những lo toan này đều tác động lên tâm lý phụ nữ khiến họ tủi thân, kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác.
Đôi khi dù có người thân đỡ đần nhưng hiển nhiên khó ai thay được vị trí người chồng. Và nhiều người khi nghĩ đến việc có nên cho chồng đi làm xa liền gạt phăng đi vì lý do này.
Một vấn đề điển hình khác đối với các gia đình mà người chồng đi làm xa chính là sức ép từ bên ngoài. Đôi khi tự thân người phụ nữ vẫn sống ổn định nhưng lại bị đàm tiếu, nhận lấy lời ra tiếng vào từ xung quanh. “Miệng lưỡi thế gian” mới là điều đáng sợ nhất và ép người ta vào cảnh không chốn dung thân.
Chị em sẽ phải lo sợ bất kỳ một người nam nào dù là bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí họ hàng đến nhà đều khó tránh khỏi cảnh bị xóm giềng săm soi. Sợ người ta rỉ tai nhau những lời đồn đãi khó nghe.
Chưa kể rất nhiều người ác miệng, nếu nhà có con nhỏ thì thậm chí họ còn trêu chọc đứa trẻ rằng “cha có vợ mới”, “cha mày bỏ mẹ mày rồi”, “bao giờ thì có em”…
Hậu quả của những lời mà người ta bảo “đùa thôi” này có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến tâm lý đứa trẻ. Người vợ, người mẹ phải thực sự mạnh mẽ và có “đồng minh” để vượt qua những khó khăn này.
Vợ chồng có tin tưởng nhau không?
Không riêng gì vợ, người chồng cũng khổ sở và bất an khi phải rời xa tổ ấm. Điều quan trọng là bạn cần hiểu dù xa hay gần, khi người ta muốn cũng sẽ tìm cách. Thay vì ghen tuông, lo lắng, kiểm soát thì vợ chồng cần học cách thấu hiểu và tin tưởng nhau.
Xem thêm: Bí quyết giữ lửa hôn nhân
Tài chính, thăng tiến thường là lý do hàng đầu khi các ông chồng muốn đi làm xa. Bạn có thể so sánh lợi và hại giữa đi và không đi để từ đó chọn ra phương án tối ưu hơn.
Chẳng hạn đi làm xa thì được thu nhập tốt đổi lại không thể chăm sóc nhau, xa người thân… Tùy vào điều gì quan trọng hơn với gia đình bạn lúc này mà cứ thế chọn lựa.
Một gia đình hạnh phúc, có đầy đủ cả bố và mẹ là nền tảng phát triển quan trọng cho mọi đứa trẻ. Do đó, mẹ cần xác định liệu có khả năng chăm sóc con một mình hay không? Chồng có thường xuyên về thăm con được không? Nếu khi trái gió trở trời thì có thể nhờ người thân đỡ đần chăm sóc bé không.
Xem thêm: Tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc là như thế nào
Yêu thương thật lòng, đồng thuận và vạch ra các “chiến lược yêu xa” thì khoảng cách về địa lý sẽ dễ bị xóa nhòa hơn nhiều. Tùy vào điều kiện gia đình mà hai vợ chồng hãy bàn bạc, cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định có nên cho chồng đi làm xa hay không.
Điều quan trọng là nếu đã chấp nhận thì hãy vui vẻ cùng nhau giữ lửa hôn nhân chứ đừng để sự sợ hãi, ngờ vực, kiểm soát và ghen tuông vô lý giết chết mối quan hệ, bạn nhé!
Với nhiều bà vợ chỉ sợ chồng sa ngã khi đi làm ăn xa, còn mình thì vững như bàn thạch. Nhưng đã không ít cặp đưa nhau ra tòa không phải vì chồng ngoại tình mà vì vợ không chịu được sự cô đơn.
Xét ở mặt tích cực thì chồng hay vắng nhà không hẳn đã là không tốt đối với các bà vợ, nhất là các bà vợ hay núp sau bóng chồng. Đây là cơ hội tốt để rèn các bà rèn tính độc lập tác chiến, rèn tính kỷ luật trong giờ giấc. Và khi chồng tranh thủ nghỉ phép thì không có lý do gì họ không quý những khoảnh khắc hiếm hoi đó.
Tuy nhiên, đa số phụ nữ không muốn xa chồng chút nào cho dù đó là ông chồng khó ưa và hay gây gổ với vợ. Việc vắng nhà thường xuyên của chồng sẽ khiến cho các bà vợ thấy mình chịu quá nhiều thiệt thòi, từ áp lực gia đình cho đến xã hội. Những lời nói trêu đùa của ai đó cũng khiến họ chạnh lòng.
Có những đôi không thể liên lạc được với nhau vì chồng phải công tác ở vùng sâu, nơi mà sóng điện thoại chưa phủ tới. Sự lo lắng thấp thỏm về những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho chồng khiến cuộc sống của người phụ nữ trở nên bất an.
Các bà vợ vắng chồng hay bị ám ảnh bởi những cô gái chân dài, và họ luôn cho rằng chân dài là một lợi thế lớn. Giá mà công nghệ kéo chân tiên tiến hơn, không gây đau đớn và đỡ tốn kém thì có lẽ đàn bà con gái trên thế gian thi nhau sử dụng dịch vụ này. Họ lo sợ anh chồng yêu dấu của mình không đủ bản lĩnh trước những cám dỗ ngọt ngào, rơi vào tay một cô ả chân dài nào đó lắm "mưu ma chước quỷ" thì khổ, chuyện mất chồng có thể xảy ra như chơi.
Đã 3 tháng qua kể từ ngày chồng đi công tác ở một tỉnh biên giới, chị Vân không đêm nào ngủ yên. Hễ nhắm mắt lại là chị tưởng tượng ra cảnh một "ả yêu tinh" có bộ mặt đẹp mê hồn đang ngả ngớn trong vòng tay của anh. Dù biết anh là người rất thương vợ con, nhưng chị thấy bất an vì với vẻ bề ngoài bảnh trai, làm gì không có nhân tình nhân ngãi! Rồi anh sẽ lạnh nhạt, hắt hủi mẹ con chị. Nhớ thương, giận hờn, ghen tuông, tủi thân, bao nhiêu tình cảm lẫn lộn khiến chị không ngớt dày vò mình.
Ông bà ta thường nói: "Xa mặt cách lòng". Khoảng cách về không gian, thời gian rất nguy hiểm cho cả vợ và chồng. Chuyện chồng đi xa "ăn chả", vợ ở nhà bị đè nén bởi nhiều áp lực đã trót "ăn nem" không phải là hiếm. Ban đầu họ đến với người đàn ông khác bởi sự yếu mềm, cần được chia sẻ, cần được chăm sóc. Một số người sớm nhận ra rằng đó chỉ là những phút giây bồng bột, ích kỷ, phù phiếm và biết dừng đúng lúc.
Thế nhưng, có bà vợ lại biện minh cho hành động trên, rằng "biết đâu ổng cũng đang tay trong tay với nhân tình, còn mình thì ngốc nghếch ở nhà chờ đợi". Và họ trượt dài trong sự phản bội chồng, quên chồng lúc nào không hay. Hương, nhân viên văn phòng một công ty kinh doanh mỹ phẩm, là một ví dụ.
Ban đầu, sau những giây phút hạnh phúc bên người tình, Hương lại dằn vặt khi nghĩ đến chồng và cảm thấy ghét bản thân kinh khủng. Nhưng về sau, cô tặc lưỡi: "Biết đâu ông ấy còn ghê gớm hơn mình tưởng, nếu thương vợ thì đã không bỏ vợ vò võ ở nhà một mình. Thành phố này có biết bao nhiêu là việc, cớ gì phải đi ra tận miền Trung?". Thế là cô coi việc ngoại tình của mình là tất yếu và lỗi không phải do cô gây ra mà do "ảnh không biết giữ vợ".
Hương cưới được 6 tháng thì phải xa chồng. Thời gian đầu cô còn thường xuyên chát với anh, sau chát mãi mà người không thấy đâu, cô đâm chán. Theo lời rủ của bạn bè, Hương dành nhiều thời gian đi chơi và làm đẹp. Được quen biết với nhiều bạn mới, cô hay ăn diện hơn, có nhiều mối bận tâm hơn, nỗi nhớ chồng dần dần cũng nguôi ngoai, thậm chí có lúc cô cứ tưởng mình còn là con gái.
Rồi Hương gặp anh ta trong một lần cả nhóm bạn đi du lịch. Được anh ta để ý, chiều chuộng, cô rất hãnh diện. Dù không yêu, nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Trong một lần, không ngăn được cảm giác trống trải và xúc động trước tình cảm nồng nhiệt của chàng trai, cô nhận lời đi chơi riêng. Rồi việc gì đến đã đến.
Không muốn gia đình tan nát, Hương tự hứa sẽ chấm dứt chuyện tình vụng trộm này khi chồng trở về. Nhưng sau cô bỗng nhận ra rằng người cô yêu lúc này không phải chồng mà là anh ta. Rồi Hương phát hiện tình nhân có người yêu mới. Ngày anh chồng hớn hở về với vợ cũng là lúc cô đang lùng sục khắp thành phố để trị tội kẻ dám chiếm mất người cô yêu.
Cũng ngoại tình, nhưng chị Thu Lý biết dừng đúng lúc. Chị rất may mắn vì có được người chồng rộng lượng và bao dung. Đau lòng vì chuyện ngoại tình của vợ, nhưng anh không dằn vặt vợ mà còn an ủi chị: "Cũng do hoàn cảnh, tại anh cứ đi biền biệt, lại vô tâm với nỗi khổ của em chứ anh biết em là người phụ nữ hết lòng vì gia đình. Chúng ta cứ cho đó là một tai nạn nhỏ, em đừng tự dày vò mình nữa". Chị càng yêu chồng hơn bao giờ hết.
Các nhà nghiên cứu về gia đình đã kết luận, những cặp vợ chồng ở xa nhau (vừa đủ nhớ nhau), những cặp vợ chồng làm khác cơ quan thường có cuộc sống bền vững hôn. Họ biết tôn trọng những giây phút ở bên nhau hơn, lãng mạn hơn so với những đôi suốt ngày ở gần nhau, thoả mãn cho nhau mọi thứ. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít.
Thực trạng chung là khi vợ chồng sống xa nhau, nguy cơ đổ vỡ gia đình cao gấp hai lần so với vợ chồng sống chung. Thông thường khi xa cách, họ vẫn hướng về nhau nhưng nhiều cuộc ly hôn đã xảy ra vì có kẻ thứ ba. Có nhiều lý do dẫn đến ngoại tình: Chồng làm ăn phát đạt, vừa có tiền vừa không bị "sư tử Hà Đông" kiểm soát, sinh chuyện bồ bịch; vợ ở nhà được chồng gửi nhiều tiền về, có tiền ăn diện nhưng thiếu thốn tình cảm và chuyện kia xảy ra; chồng làm ăn thất bại, chán chường không có vợ bên cạnh an ủi dẫn đến quan hệ lăng nhăng, vợ buồn quá nên cũng "ăn nem"...
Một thẩm phán chuyên xử về các vụ ly hôn cho biết, thời gan gần đây, tỷ lệ ly hôn mà nguyên nhân do vợ hoặc chồng vắng nhà thường xuyên rồi nảy sinh quan hệ ngoài luồng tăng lên, trung bình 10 cặp thì có đến 3 cặp chia tay vì lý do này. So với dạng ăn bánh trả tiền khá phổ biến ở đàn ông, người phụ nữ một khi vướng bẫy tình thường khó thoát ra bởi hậu quả nặng nề: mang thai ngoài ý muốn, tổn thương tâm lý, chịu điều tiếng nhiều hơn.
Họ nghĩ đơn giản rằng quan hệ ngoài luồng mang tính chất giải quyết nỗi khổ tâm do thiếu thốn tình cảm, cần người sẻ chia, tâm sự khi buộc phải xa chồng tạm thời và không hề có ý định bỏ chồng để kết hôn mới. Họ lý giải, quan hệ tình cảm nhưng không mang thai, không hùn tiền làm vốn hay mua sắm giá trị lớn nên nghĩ không hề có sự ràng buộc, vướng bận. Nhưng thực tế ngược lại, một khi tình cảm lún sâu làm mờ lý trí thì khó dứt ra được, và hạnh phúc gia đình bị sức mẻ là điều không thể tránh khỏi.