Cập nhật ngày: 15/07/2015 12:50:27
tháng đầu năm 2023, Đồng Tháp đã đưa 201 lao động đi làm việc có hợp đồng ở nước ngoài.
Đồng thời, Sở đã cấp giấy phép lao động là người nước ngoài cho: Công ty TNHH Fashion Garments Mekong; Cty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Ngọc Kim Loan Việt Nam.
Cũng theo Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp, trong tháng 3/2023, Sở tiếp tục xây dựng kế hoạch và đề cương kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp; kiểm tra, nghiệm thu phiếu cầu lao động của một số địa phương trong tỉnh.
Bên cạnh đó, chuẩn bị các nội dung tổ chức phát động Tháng An toàn, vệ sinh lao động (tham mưu UBND Tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023, thực hiện thủ tục khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động,...).
Với quyết tâm của các ngành, các cấp và nỗ lực của người lao động, năm 2022, toàn tỉnh Đồng Tháp có 1.779 lao động đã xuất cảnh sang nước ngoài làm việc, đạt 118% so với kế hoạch.
Thị trường người lao động của tỉnh đến làm việc trong năm 2022 chủ yếu là Nhật Bản với 1.679 lao động. Ngoài ra, thị trường Hàn Quốc có 87 lao động, Đài Loan 9 lao động và nước khác (4 lao động), với các ngành nghề: Lĩnh vực nông nghiệp, trang trí nội thất, cơ khí, công nghệ ô tô, chế biến thực phẩm, điện tử, đóng gói công nghiệp, điều dưỡng…
Ước tính tổng nguồn thu nhập bình quân của các lao động gửi về gia đình mỗi năm trên 1.500 tỷ đồng.
Năm 2023, Đồng Tháp đặt mục tiêu phấn đấu đưa từ 1.500 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nguồn: Đồng Tháp giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động (baodansinh.vn)
Địa chỉ: Số 04, Nguyễn Thái Học, P Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 02773.857.808 - 0932.908.739 (Cô Ái) - 0945.245.554 (Cô Thu) – 0798.778.339 (Cô Yến)
© 2021 - Bản quyền thuộc về Trung tâm Dịch vụ Việc làm Đồng Tháp.
Ngày 28/7, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (dưới đây gọi tắt là Chương trình giảm nghèo bền vững). Văn bản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8.
Một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư là quy định về việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 17.
Văn bản quy định cụ thể, nội dung và mức hỗ trợ.
Thứ nhất, đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC. Trong đó, không bao gồm chi phí hỗ trợ tiền đi lại (1 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo.
Nội dung và mức hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế; tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ;
- Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4 triệu đồng/người mỗi khóa học;
- Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50 nghìn đồng/người/ngày;
- Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400 nghìn đồng/người/tháng;
- Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 600 nghìn đồng/người;
- Hỗ trợ tiền đi lại (1 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200 nghìn đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300 nghìn đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
- Chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 7/4/2021 của Bộ Tài chính;
+ Phí cung cấp lý lịch tư pháp: Mức chi cho đối tượng không được miễn phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính;
+ Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;
+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750 nghìn đồng/người.
(Điểm a Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC)
Thứ hai, đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg. Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm thứ nhất nêu trên;
Thứ ba, đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg. Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm thứ nhất nêu trên.
Thứ tư, chi hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ cụ thể bảo đảm phù hợp với thỏa thuận giữa hai chính phủ về việc hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Chi hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài tối đa 50 nghìn/người một buổi tư vấn nhưng không quá 500 nghìn đồng/tháng.
Hình thức hỗ trợ, thanh toán kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Cụ thể, về hình thức, hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trogn trường hợp không đủ điều kiện hoặc không lựa chọn được đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc người lao động đã hoàn thành khóa học từ trước đó, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài căn cứ các hóa đơn, chứng từ thực tế.
Về thanh toán kinh phí hỗ trợ, đối với trường hợp đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.
Còn với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh, cơ quan lao động-thương binh và xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Trong năm 2022, mục tiêu đặt ra là đưa 90 nghìn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Lĩnh vực này luôn ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chính sách luôn có sự quan tâm hơn tới nhóm đối tượng này, tạo cơ hội để họ sang làm việc tại các thị trường tiếp nhận lao động có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt và chi phí xuất cảnh thấp.